Tenet đòi hỏi chúng ta phải đi xem nhiều lần để hiểu. Nếu bạn chỉ thưởng thức tác phẩm này một lần, đồng nghĩa với việc có thể bạn đã bỏ lỡ rất nhiều chi tiết thú vị về các nhân vật chính.
Christopher Nolan đã xây dựng thành công bộ phim mà sau khi rời khỏi rạp rất lâu người ta vẫn có thể tiếp tục tranh cãi về nó. Tác phẩm có những phân đoạn chuyển cảnh với tốc độ chóng mặt, làm choáng ngợp khán giả bằng hiệu ứng thị giác và âm thanh, để roo lưu lại vô vàn câu hỏi về những gì vừa xuất hiện trên màn hình.
Trừ khi bạn đã xem trên dưới 10 lần và “tiêu hóa” đầy đủ những thông tin cũng như video hậu trường, nếu không thì khả năng rất cao bạn sẽ không thể nhận ra những easter egg được giấu trong phim.
10. “Look At Me!” (Nhìn tôi đi!)
Nhiều người đồng ý rằng The Dark Knight là một trong những kiệt tác xuất sắc nhất của đạo diễn Nolan. Dù cố ý hay không, tác phẩm huyền thoại này cũng đã “góp chân” vào Tenet thông qua câu thoại của tên độc tài Andrei Sator.
Sator đã gào lên, “Nhìn tôi đi!” với người vợ của mình. Trong The Dark Knight, Joker cũng nói ra câu thoại hệt vậy khi bị bắt giữ bởi Batman giả. Sự dịch chuyển tông giọng, từ bình tĩnh sang giận dữ, khiến người xem thật khó để không thắc mắc vì sao hai lời thoại có thể giống nhau đến vậy.
9. Sợi chỉ đỏ:
Một trong những chi tiết đáng kinh ngạc nhất của bộ phim là sợi chỉ đỏ gắn vào cặp của người đàn ông bí ẩn. Chi tiết này xuất hiện hai lần trong phim, và được tiết lộ là chiếc cặp của Neil. Trong lần thứ 2 sợi chỉ xuất hiện, khán giả thấy rõ rằng người đàn ông có sợi chỉ đã chết, nhưng sống trở lại, một viên đạn ngược bắn ra khỏi người anh ta, đồng thời người đó đã mở cửa cho The Protagonist và Ives, và rồi camera chiếu đến chiếc ba lô của Neil. Tuy vậy chúng ta có thể đã bỏ qua một khoảnh khắc đầu phim, khi sợi chỉ đỏ xuất hiện trên cặp của người đàn ông đã cứu The Protagonist tại nhà hát.
8. Đồng hồ Hamilton:
Thương hiệu Hamilton đã được yêu cầu chế tạo những chiếc đồng hồ đặc biệt dành riêng cho Tenet. Cụ thể, một phiên bản customized của mẫu Khaki Navy BelowZero trong phim đang được bán thương mại trên trang web chính thức của hãng đồng hồ này.
Những chiếc đồng hồ xuất hiện gần cuối phim, khi The Protagonist, Ives, Neil và những người lính khác đeo chúng, tùy thuộc vào đội họ tham gia (đội đi về trước hoặc lùi thời gian lại), mà đồng hồ sẽ có màu đỏ hoặc xanh, như một ẩn ý để truyền tải khái niệm thời gian.
7. Ngược xuôi như nhau (Palindrome):
Những yếu tố liên quan đến con số, hay chữ cái đọc viết ngược đều như nhau trong Tenet là nguồn gốc của sự háo hức, sức cuốn hút và những suy đoán xuyên suốt phim. Những phân cảnh như chiếc máy bay mà Neil và Protanist đâm vào có số hiệu 747 hay màn vật lộn của chính The Protagonist trong nhà kho, cũng chính là một chi tiết của palindrome.
6. Andrei Sator là Viktor Cherevin:
Kenneth Branagh là một diễn viên và nhà làm phim xuất chúng, người đã thực hiện nhiều vai diễn ấn tượng từ những tác phẩm của Shakespeare cho đến những vụ án giết người bí ẩn và các bộ phim bom tấn.
Anh xuất hiện trong Tenet với vai Andrei Sator – một tên người Nga giàu có với ý định hủy diệt thế giới. Mục tiêu này giống hệt những nhân vật phản diện mà ông từng đóng. Ví dụ nếu đã xem Jack Ryan: Shadow Recruit, chúng ta có thể nhận ra Branagh cũng đã vào vai Viktor Cherevin – một nhân vật phản diện giàu có của Nga, người đã tìm mọi cách để đẩy trái đất vào sự diệt vong.
5. Khối Rotas (Rotas Square):
Trước khi bộ phim trình chiếu, khi nói đến Sator và palindrome, người hâm mộ đã vô cùng thích thú khi nhận ra khối vuông Rotas (hay còn có tên là khối vuông Sator) có thể là cách để giải mã bộ phim. Khối vuông Sator được thể hiện rất rõ qua từng chi tiết trong phim. Sator là tên của nhân vật phản diện chính trong phim (Andrei Sator), Arepo là tên nghệ sĩ làm giả tranh, Tenet là tổ chức trong phim, Opera là địa điểm của cảnh quay mở đầu, và Rotas là công ty an ninh ở sân bay Oslo.
4. Christopher Hitchins:
Trong nhiều năm qua, Robert Pattinson đã nhiều lần chứng tỏ rằng anh là một trong những diễn viên xuất sắc nhất hiện nay, xứng đáng với sự ca ngợi của công chúng, thứ mà cuối cùng anh đã nhận được.
Robert Pattinson nổi tiếng với việc sử dụng nhiều giọng khác nhau cho từng phim. Pattinson thừa nhận đã áp dụng giọng nói gần giống với Christopher Hitchens, một nhà phê bình kinh tế xã hội và luận chiến nổi tiếng người Anh cho bộ phim.
3. Viên thuốc tự sát của Sator:
Phim mở đầu bằng cảnh The Protagonist bị bắt giữ, và để không tiết lộ bí mật của CIA, anh quyết định tự sát bằng một viên thuốc đã được cung cấp.
Gần đến cuối phim, khán giả cũng thấy Sator có viên thuốc y hệt và định sử dụng nó để kích hoạt công tắc tự bật khi hắn qua đời. Viên thuốc đưa cho The Protagonist là một bài kiểm tra để xem anh có sẵn sàng chết vì nhiệm vụ của mình hay không. Từ đó ta cũng có thể đoán được rằng Sator có thể sẽ không chết nếu như hắn sử dụng viên thuốc.
2. Những cuộc đối thoại đảo ngược:
Sự ám ảnh của Nolan đối với khái niệm thời gian dường như đã đạt đến đỉnh điểm với bộ phim này, khi tham vọng đảo ngược thời gian được áp dụng vào cả quá trình chế tác thô của bộ phim.
Vào thời điểm người xem được giới thiệu về cửa quay và chức năng của nó, Sator và Kat ở phía đối ngược The Protagonist cũng có những hành động đảo ngược. Nếu bạn chú ý lắng nghe, thực tế cả đoạn đối thoại cũng đã bị đảo ngược. Điều này gây ấn tượng ở chỗ lời thoại đã thực sự được nói ngược bởi những diễn viên, một nhiệm vụ mà theo Branagh, khá là khó khăn với việc nói giọng Nga của anh.
1. Nhân vật đảo ngược:
Và đương nhiên rồi, ngoài những cuộc đối thoại ra chúng ta không thể bỏ qua những nhân vật cũng “đảo ngược.” Trong một vài phân đoạn trong phim, một số nhân vật cũng có hành động đảo ngược trong khi vẫn tiến về phía trước.
Trong cảnh máy bay đâm vào nhà kho, phiên bản đảo ngược của The Protagonist đã lấy trộm chiếc xe cứu thương để cùng Neil và Kat trốn thoát. Nhưng chẳng phải lúc đấy The Protagonist và Neil đang ở trong chính nhà kho ư? Điều này cho thấy cả hai phiên bản của 3 nhân vật này đều cùng nằm trong một cảnh quay.
Nguồn dịch: Screenant.com
Thảo luận về bài viết