Các Nghệ sĩ này không những tạo ra các tác phẩm đáng giá hàng triệu USD. Mà chính sự ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật độc nhất là điều đã khiến cho những người đam mê nghệ thuật phải tôn vinh họ.
Zao Wou-Ki (1921 – 2013)
Tại cuộc đấu giá nghệ thuật hiện đại và đương đại của Sotheby, bức tranh Juin-Octobre (1985) của Zao Wou-Ki đã lập một kỷ lục đấu giá mới trong giới nghệ sĩ – 65 triệu USD, con số vượt xa ước tính ban đầu là 45 triệu USD.
Sự ảnh hưởng của ông liên tục đặt ra những tiêu chuẩn mới cho hội họa trừu tượng Châu Á. Điều này được khẳng định chính xác thông qua sự thống trị của ông tại các nhà đấu giá lớn trên khắp châu Á.
Zao là một nghệ sĩ người Pháp gốc Hoa, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình tại Pháp cho đến khi qua đời vào năm 2013. Phong cách hội họa trừu tượng được thể hiện theo cách đặc biệt của ông đã giúp ông được coi là một trong những nghệ sĩ đương đại có ảnh hưởng nhất.
Takashi Murakami (1962)
Chỉ riêng trong năm 2018, Takashi Murakami đã triển lãm tại các phòng trưng bày lớn từ Thượng Hải đến Los Angeles. Ông làm việc trong các dự án cùng với Virgil Abloh – giám đốc nghệ thuật của Louis Vuitton, và vẫn dành thời gian để tiếp đón Kim Kardashian và Kanye West.
Đây có lẽ là nghệ sĩ gần gũi nhất với đại chúng vì không ai là không biết thương hiệu hoa mặt cười của ông. Murakami có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật đại chúng đương đại đến các cơ sở thời trang chính thống.
Với những đóng góp của ông cho nghệ thuật, thực sự Không quá khó khăn để Murakami lọt vào danh sách những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn hiện nay.
Christine Ay Tjoe (1973)
Lĩnh vực nghệ thuật đương đại Châu Á chắc chắn là lĩnh vực do nam giới thống trị, nhưng Chritine là nữ nghệ sĩ hiếm hoi chiếm ưu thế trong phạm vi Indonesia. Chúng ta có thể nhìn thấy cô trong hàng ngũ các nghệ sĩ đương đại Indonesia có doanh thu cao nhất.
Các tác phẩm của Christine phù hợp với ngữ cảnh và được lấy cảm hứng từ chủ đề tâm linh, nhấn mạnh sự không toàn vẹn của con người. Thông qua hình ảnh trừu tượng có nhiều tầng ý nghĩa, Christine cân bằng không gian âm-sắc để minh họa về mối quan hệ giữa chúng ta và vạn vật.
Năm 2018, Christine mở triến lãm cá nhân Japanese Solo, trưng bày 53 tác phẩm trong suốt hai thập kỷ sáng tác.
Zeng Fanzhi (1964)
Nổi tiếng với series “Mask” và được nhiều người đánh giá là một trong những nghệ sĩ đương đại quan trọng nhất của Trung Quốc, Zeng Fanzhi vẫn là một trong số ít nghệ sĩ Trung Hoa được đại diện bởi các phòng trưng bày lớn ở phương Tây.
Zeng nổi tiếng với những bức chân dung thể hiện chi tiết những biểu hiện tâm lý trên khuôn mặt con người bằng nét vẽ trừu tượng. Những tác phẩm của ông mang nhiều tầng ý nghĩa khiến người ta cảm thấy chạm đến nội tâm.
bức Last Supper của Zeng cán mức đấu giá 23,2 triệu USD tại Sotheby’s Hong Kong, biến ông trở thành một trong những nghệ sĩ đương đại đang sống lập giá bán kỷ lục.
Ai Weiwei (1957)
Phát biểu nhân dịp lần thứ hai xưởng phim của mình bị chính quyền Trung Quốc phá hủy, Ai Weiwei tuyên bố với đài phát thanh công cộng quốc gia:
“Những gì đã mất tại studio của tôi là không đáng kể và tôi thậm chí không quan tâm. Có những tàn tích sâu hơn và rộng hơn trong xã hội đang xuống cấp này, nơi mà tình trạng con người chưa bao giờ được tôn trọng”.
Ai WeiWei
Đối với nghệ thuật đương đại, nghệ sĩ Ai WeiWei của Trung Quốc là một trong những người đã thu hút sự chú ý bằng các tác phẩm sắp đặt và biểu diễn mang đầy tính chính trị.
Sự hiện diện đầy tích cực của Ai Weiwei trên mạng xã hội đã làm nổi bật những thử thách và gian khổ mà ông phải chịu đựng khi đối mặt với nghịch cảnh chính trị, khiến ông trở thành tâm điểm liên quan đến tất cả những sụp đổ đó.
Hạt hướng dương được tổ chức tại Tate Modern’s Turbine Hall vào năm 2010, là tác phẩm nghệ thuật được tạo thành từ hàng triệu tác phẩm nghệ thuật riêng biệt nhỏ bé, mỗi tác phẩm trông giống hệt nhau, nhưng đều mang trong mình sự khác biệt.
Là một trong những nguyên liệu xuất khẩu được đánh giá cao nhất trong lịch sử Trung Quốc: Thông qua đó, tác phẩm hạt hướng dương gợi mở ý niệm về sự lao động, cộng đồng và ý nghĩa thực sự của khái niệm “Made in China”.
Yayoi Kasuma (1929)
Kusama là một cái tên nổi tiếng trong thế giới nghệ thuật đương đại. Sau “Life is the Heart of a Rainbow” tại National Gallery Singapore vào năm 2017, nơi giới thiệu 70 năm hoạt động nghệ thuật của bà, triển lãm này tiếp tục đến Phòng trưng bày Melbourne’s National Gallery Victoria như một phần của sự kiện NGC Triennial cho đến năm 2018.
“My Heart is Dancing to the Universe”, show thứ 12 của Kusama và Victoria Miro ở London đã cháy vé trước khi bắt đầu trước tuần lễ Frieze. Được mở cửa trước sinh nhật thứ 90 của nghệ sĩ, sự rung động tràn đầy năng lượng của Kusama vẫn không ngừng khiến cộng đồng quốc tế kinh ngạc và thán phục.
TeamLab
TeamLab là nhóm nghệ thuật quốc tế bao gồm nhiều nghệ sĩ, lập trình viên, kỹ sư, nhà làm phim hoạt hình CG, nhà toán học, và kiến trúc sư có hoạt động hợp tác tìm cách điều hướng sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học, công nghệ và thế giới tự nhiên.
Với 10 cuộc triển lãm đang diễn ra trên ba châu lục, teamLab dễ dàng lọt vào danh sách nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất Châu Á do tác động của nó trên mạng xã hội. Với chủ đề “miền kỹ thuật số có thể mở rộng tiềm năng của nghệ thuật, đồng thời nghệ thuật kỹ thuật số có thể tạo ra mối quan hệ mới giữa mọi người với nhau”, teamLab thu hút khán giả của mình thông qua nhiều tác phẩm nghệ thuật tương tác.
Haegue Yang (1971)
Haegue Yang là người đạt Giải thường Văn hóa và Nghệ thuật Hàn Quốc cũng như là nữ nghệ sĩ châu Á đầu tiên giành Giải thưởng Wolfgang Hahn 2018.
Các tác phẩm của Yang đa dạng từ chủ nghĩa tối giản đến nghệ thuật ý niệm, từ điêu khắc cổ điển đến những thể loại trải dài khác giúp cô kiên định với tư cách là một nghệ sĩ đương đại quan trọng của châu Á.
Nguồn: The Artling
Thảo luận về bài viết