The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

Âm nhạc có thể gây tổn hại cho con người không?

Mi Nguyen
24/06/2021
Âm nhạc có thể gây tổn hại cho con người không?

Ảnh: Oleh Harlamov

Âm nhạc mang đến rất nhiều tác động tích cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần, như làm giảm căng thẳng, cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ em, giúp giải phóng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh khiến con người có cảm giác hạnh phúc,…

Nhưng đó là phần lợi ích, còn tác hại thì sao?

Bài báo xuất bản trên tạp chí Music Therapy đã kiểm chứng liệu âm nhạc có thể gây nguy hiểm hay không. Sự tổn hại, theo định nghĩa, là một trải nghiệm có tính chất đặc trưng do chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ khác nhau. Nó có thể xảy ra một cách cố ý hoặc vô tình; gây nên bởi người khác hoặc tự bản thân. Cách chúng ta trải nghiệm cảm giác ‘bị hại’ cũng đa dạng – trong cảm xúc, nhận thức, tâm linh, thể chất,…

Âm nhạc cũng là một khái niệm phức tạp không kém. Khi ai đó nói âm nhạc, ý họ là nhạc sống hay nhạc đã qua xử lý phòng thu? Nghe chủ động hay thụ động? Thính giả cảm nhận và phản ứng với âm nhạc theo hình thức nào? 

Thông qua bài báo này, nhóm nghiên cứu muốn đưa ra một cách hiểu về những tác hại âm nhạc có thể gây ra, thông qua việc xác định những biến số và những suy xét có liên quan, từ các yếu tố bối cảnh trong khảo sát lâm sàng, văn hóa, xã hội, cho đến các lựa chọn đạo đức, cuối cùng là vai trò của âm nhạc khi được sử dụng như một cách can thiệp cố tình.

Music  03

6 cách mà âm nhạc có thể ‘làm hại’ con người sẽ có liên quan đến…

Người truyền tải

Đây là người ra lựa chọn hoặc người cung cấp nguồn âm nhạc.
Những yếu tố cần xem xét: trình độ văn hóa nói chung, năng lực chuyên môn về âm nhạc, mục đích của họ khi truyền tải âm nhạc, mức độ hiểu biết và nhận thức về văn hóa xã hội, cuối cùng là những đặc điểm tính cách.

Người tiếp nhận

Người tiếp nhận và người truyền tải có thể là một (bạn tự chọn nhạc để nghe) hoặc khác nhau (bạn không tự chọn nhạc mà chỉ nghe một cách thụ động, ví dụ ở nơi công cộng hoặc khi người khác mở nhạc lớn,…).
Những yếu tố cần xem xét: năng lực tự nhận thức, nền tảng và năng lực chuyên môn về âm nhạc, đặc điểm tính cách, trạng thái cảm xúc hiện tại, và liệu họ có đồng thuận với trải nghiệm âm nhạc này hay không.

Âm nhạc

Những yếu tố cần xem xét: âm nhạc được chuyển tải theo cách gì, thời lượng, độ lớn, và nó được lựa chọn như thế nào.

Bối cảnh

Những yếu tố cần xem xét: bối cảnh trong hiện tại (ở bệnh viện, trường học, nơi công cộng, nhà riêng,…?), các chuẩn mực và kỳ vọng trong văn hóa xã hội, và cách âm nhạc được chuyển tải (bởi cá nhân hoặc nhóm).

Ảnh hưởng lẫn nhau

Nhân tố này mô tả mối quan hệ tương tác của 4 nhân tố đầu tiên. 

Những yếu tố cần xem xét:
– Người truyền tải và người tiếp nhận có thể có liên kết gì với âm nhạc?
– Có điều gì thuộc về bối cảnh hỗ trợ hoặc đe dọa sự tự chủ của người tiếp nhận không?
– Mục đích của việc sử dụng âm nhạc?
– Mối quan hệ giữa người truyền tải và người tiếp nhận?

Tổn hại

Có 7 dạng tổn hại có khả năng xảy ra: ảnh hưởng (nói chung), (tổn hại về) hành vi, nhận thức, định danh, nội tâm, thể chất, và tâm linh.

Music instrument dribbble 01
Biết được về 6 nhân tố liên quan đến tác hại của âm nhạc có thể giúp bạn hiểu được điều gì đang xảy ra nếu cảm thấy bực bội, khó chịu khi nghe nhạc, cũng như giúp ngăn chặn những trường hợp tương tự trong tương lai.

Giờ, thử tưởng tượng bạn đang có phản ứng vô cùng tiêu cực với một bài hát / đoạn nhạc mình nghe thấy. Lúc ấy, bạn nên xem xét một số điều dưới đây:

– Bạn có lựa chọn nào về việc liệu mình có muốn nghe nhạc hay không?
– Bạn có phải người ra quyết định về loại nhạc để nghe không?
– Bạn có thích loại nhạc đó không?
– Bạn có cảm giác quen thuộc với loại nhạc đó không?
– Có trạng thái tinh thần nào khác gây ảnh hưởng đến phản ứng tiêu cực của bạn không – bình tĩnh, căng thẳng, vui vẻ, giận dữ, tập trung, xao nhãng,…?
– Loại nhạc này có gợi nhớ về ai không?
– Người biểu diễn / trình bày là ai? Bạn có bất kỳ sự kết nối hay liên tưởng tốt / xấu nào với họ không?

Đây vẫn chưa phải là một danh sách đầy đủ, nhưng ít ra đây cũng là bước đầu để chúng ta có thể nhận diện những trường hợp âm nhạc có thể gây tổn hại, và tìm cách ngăn chặn trước khi chúng thật sự xảy ra.

Bài viết của tác giả Kimberly Sena Moore – Tiến sĩ, chuyên gia về âm nhạc trị liệu, giáo sư tại Đại học Miami
Ảnh minh họa: catalyst

Xem thêm:
Nghe bản đồ sao đưa đường chỉ lối gu âm nhạc trên Spotify
Bức tranh toàn cảnh nền âm nhạc indie tại châu Á
Bạn sẽ làm gì với quả chanh cuộc đời ném cho?
Vì ai cũng cần một chút cảm hứng để luôn lạc quan trong đời

Bài cũ hơn

#KhungHìnhKểChuyện: “I care a lot” và lời khai của Britney Spears – khi sự bóc lột được pháp luật bảo vệ

Bài tiếp theo

Chuyện tắm rửa – Bao lâu mới phải đi tắm một lần?

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
Chuyện tắm rửa – Bao lâu mới phải đi tắm một lần?

Chuyện tắm rửa - Bao lâu mới phải đi tắm một lần?

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

14/08/2024
Mối quan hệ không ràng buộc

Thế nào là những “mối quan hệ không ràng buộc”?

23/11/2023
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025
Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

18/01/2025

Bài viết gần đây

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Điều khoản sử dụng
Chính sách về quyền riêng tư

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Trẻ Người Nonstop Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn? 14/02/2025
  • 85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi 14/02/2025
  • #Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm 19/01/2025
  • Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật 18/01/2025
  • #Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”? 17/01/2025

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A