Nếu thi thoảng bạn cảm thấy căng thẳng buổi sáng, hãy yên tâm rằng bạn không phải là người duy nhất có những “triệu chứng” kì lạ như vậy. Đây không phải dấu hiệu rằng đang có một thế lực tâm linh nào chi phối bạn, cũng không phải điềm báo chỉ rằng sắp tới sẽ là một ngày không may. Chuyện đột nhiên cảm thấy lo lắng, hồi hộp buổi sáng thực chất là điều “bình thường như cân đường hộp sữa”
Theo nhà tâm lý và phân tích hành vi Reena B.Patel, việc cảm thấy lo lắng vào buổi sáng là vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống. “Nguyên nhân có thể đến từ lo sợ về buổi thuyết trình tại chỗ làm hay do cuộc phỏng vấn xin việc sẽ diễn ra trong ít giờ nữa. Nếu vẫn còn đi học, có thể là do những bài kiểm tra. Thậm chí những buổi hẹn ăn sáng cũng có thể khiến chúng ta ít nhiều thấy lo lắng.”
Tuy nhiên nếu dấu hiệu này thường xuyên diễn ra, có lẽ bạn sẽ cần phải tìm hiểu nguyên nhân kỹ hơn, vì trong một vài trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của chững rối loạn lo âu. Dù lý do có là gì, một vài giải thích sau đây cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do tại sao ta có thể thấy căng thẳng mỗi khi ngủ dây
Alex Dimitriu – dược sĩ điều chế thuốc ngủ, cho biết rằng việc lo lắng mỗi khi thức dậy có thể là do nồng độ cortisol tăng vọt khi ta tỉnh giấc. Ông giải thích rằng, “nồng độ cortisol trong máu thường sẽ cao hơn mỗi khi ta thức dậy, đây là một quá trình “khởi động” của bộ não sau một đêm nghỉ ngơi. Điều này giúp chúng ta tỉnh ngủ và trở lại trạng thái bình thường”. Với những người đang mắc chứng lo âu và hay gặp căng thẳng, nồng độ này sẽ còn cao hơn nữa vào mỗi sáng.
Một yếu tố quan trọng khác không kém là giờ giấc nghỉ ngơi của bạn. Dimitriu cho biết, “Đồng hồ sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây ra chứng lo lắng hay các dấu hiệu hoảng sợ. Theo nhiều nghiên cứu và các bài phân tích, chúng ta bộc lộ triệu chứng hoảng sợ nhiều nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Một phần của việc này đến từ nồng độ cortisol và các hormone cảnh cáo khác tăng cao trong chu kỳ sinh học.”
Dimitriu cũng nói thêm rằng chúng ta có thể chống lại những căng thẳng này bằng cách nghỉ ngơi cũng như chìm vào giấc ngủ. Thế nhưng với những người mắc chứng lo âu, quá trình điều chỉnh có thể sẽ thiếu cân bằng hơn người bình thường. Điều này đồng nghĩa với khả năng sự căng thẳng sẽ được tích tụ lại ngay cả khi chúng ta đã đi ngủ.
Tình trạng căng thẳng liên tục này đã góp một phần không nhỏ vào việc khiến chúng ta hoảng sợ khi thức dậy, đặc biệt là buổi sáng thứ Hai. Nhiều người còn có khả năng đối diện với những cơn đau tim. Kết hợp với những lý do gây ra lo âu kể trên, thì khả năng những người thường xuyên thấy căng thẳng khi tỉnh giấc mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cũng dễ xảy ra hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 đã cho ra kết quả rằng những cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay đột tử thường xảy ra vào buổi sáng.
Trạng thái tinh thần cũng góp phần quyết định thời gian ta cảm thấy lo lắng. Theo Lyndon J. Aguiar, giám đốc trung tâm tâm lý Williamsville Wellness, trong khi căn bệnh lo âu xã hội và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder) có thể gắn liền với chứng lo âu buổi sáng, thì căn bệnh lo âu nói chung hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder) lại có liên quan tới lo âu buổi tối. Ngay cả một bệnh nhân đang hồi phục sau khi nghiện cũng có thể cảm thấy lo lắng mỗi khi họ nhận ra mình đang lặp lại một vài thói quen không tốt trong quá khứ.
Ngoài những tình trạng tâm thần cụ thể, giấc mơ ta đã trải nghiệm, một số nguyên nhân khác dẫn tới nguyên nhân này có thể bao gồm: ngủ ít, ăn không đủ dinh dưỡng và khả năng kiểm soát căng thẳng kém.
Nếu mỗi sáng thức dậy và đều cảm thấy căng thẳng, đau dạ dày hay thậm chí là hoảng loạn, bạn có thể suy nghĩ đến việc gặp các bác sĩ tâm lý. Về lâu dài, hiện tượng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời tác động đến khả năng suy nghĩ, sự tỉnh táo khi xử lý các kế hoạch và các hoạt động khác trong ngày.
Một cách khác để kiểm soát căng thẳng là ghi lại trạng thái cảm xúc trong một ngày của bạn. Ta sẽ tập trung vào những thời điểm bản thân đang kiểm soát tốt mọi chuyện, cũng như ghi nhớ khoảnh khắc, lý do hay các tương tác nào khiến sự bồn chồn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tập thở, tìm đến lối sống thư giãn, thoải mái. Việc tập yoga thường xuyên hay có những lời động viên, khích lệ từ bản thân và những người xung quanh cũng sẽ giúp bạn vui vẻ và giảm được cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
Một trong những lời khuyên quan trọng nhất của các chuyên gia là việc có sự nhất quán trong lối sống, theo đó:
Theo Huffpost
Có thể bạn quan tâm:
Tâm lý học nghịch đảo – Cấm cản để càng làm
7 kênh podcast giúp bạn tìm hiểu về tâm lý
Xin thông báo, hiện bạn đang bị mất ngủ và sau đây là những lý do
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…