Chúng ta đều từng trải qua cảm giác bị người khác làm gián đoạn luồng suy nghĩ hoặc câu nói của mình (dân gian hay gọi là bị “nhảy vô họng”). Việc này có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, bởi mọi người, cho dù đó là sếp, đồng nghiệp, bạn bè, hay người yêu, người thân trong nhà. Đôi khi chính bạn cũng là người làm việc này với người khác.
Bị người khác chen ngang khi đang nói không phải một trải nghiệm dễ chịu. Không những làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình truyền đạt thông tin mà nó còn có thể tác động đến mối quan hệ giữa bạn và người-chuyên-cắt-lời đó. Giải pháp ở đây không phải là tránh nói chuyện với đối phương, vì bạn không làm thế mãi được, đặc biệt khi họ là người mà bạn thường xuyên hoặc cần phải duy trì giao tiếp.
Ai cũng xứng đáng được lắng nghe. Hoặc không thì cũng xứng đáng nhận sự tôn trọng tối thiểu để được kết thúc câu nói trước khi đối phương lên tiếng. Nếu cứ liên tục bị ngắt lời, người nói sẽ nảy sinh cảm giác rằng những gì họ đang trình bày không đủ quan trọng để được lắng nghe. Khi việc này xảy ra ở tần suất cao, về lâu dài, mối quan hệ giữa người nói và người chuyên cắt lời cũng bị ảnh hưởng. Ai lại thích chia sẻ, trò chuyện với một người không bao giờ nghe mình nói?
Thế nhưng vì sao một số người lại làm như vậy?
Do văn hóa, giáo dục, và bối cảnh gia đình — đối với họ, chuyện lên tiếng khi người đối diện chưa dứt lời là việc hoàn toàn bình thường.
Do họ không ý thức là đang làm thế. Với họ thì xen ngang khi người khác đang nói là một cách để cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.
Do họ không quan tâm đến chuyện bạn đang nói, và họ cắt lời bạn để nói về một chủ đề khác. Đâu phải mọi người đều có mối quan tâm giống nhau, đúng không?
Do họ là những người có xu hướng quan tâm đến mục tiêu cuối cùng và thích đi thẳng vào vấn đề. Một trong những hình thức thể hiện của tính cách này là hành vi gây gián đoạn, chiếm quyền kiểm soát trong cuộc trò chuyện với người khác.
Do họ hào hứng / quan tâm đến những gì bạn nói và không thể đợi đến khi bạn trình bày xong để lên tiếng. Đó có thể là những chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, hoặc bổ sung / điều chỉnh cho ý đang được nhắc đến. Khả năng cao đây là chủ đề họ từng có trải nghiệm hoặc cũng hứng thú.
Do áp lực thời gian — có thể họ cần nhanh chóng có được thông tin để ra quyết định ngay thời điểm ấy.
Do họ muốn thu hút sự chú ý. Trường hợp “giành spotlight” này hay gặp khi ai đó trong nhóm đang kể chuyện hoặc đang chia sẻ một thông tin quan trọng. “Kẻ phá rối” sẽ nhảy vào giành phần nói ra chi tiết đắt giá nhất.
Do phức cảm thượng đẳng — hay còn gọi là phức cảm ưu việt, là cảm giác mình tốt đẹp hơn nhiều người. Tuy nhiên, phức cảm thượng đẳng lại là thứ được nhiều người dùng để che đậy sự tự ti và cảm giác bất an thường trực mỗi khi họ cảm thấy vị thế (cho dù là có thật hay ảo tưởng) của mình bị đe dọa. Họ bắt đầu đuối lý hoặc không đủ tự tin với vấn đề đang được thảo luận. Hành động ngắt lời có thể để hướng sự chú ý của mọi người sang chuyện khác hoặc để nhắc nhở “ngầm” người nói về vị trí của họ.
Do họ có rất nhiều thứ cần phải trình bày, hoặc nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin. “Đó thường là những người thông minh, não bộ của họ hoạt động ở tốc độ nhanh hơn nhiều người. Do đó, họ cần mọi người bắt kịp mình. Mặc dù người nói chưa trình bày xong nhưng họ đã có đủ thông tin cần thiết để phản hồi hoặc để tham gia vào cuộc trò chuyện. Trong nhiều trường hợp, họ thậm chí không cho rằng mình vừa ngắt lời người khác.” (chuyên gia khai vấn doanh nghiệp Beth Banks Cohn)
Do họ cố ý “gây nhiễu”. Đây là một trong những “thủ thuật” hay được sử dụng trong tranh biện. Việc liên tục chen ngang khi người khác đang nói bằng những thông tin có liên quan hoặc hoàn toàn vô ích với chủ đề đang được nói là một phương pháp nhằm gây gián đoạn mạch suy nghĩ và trình bày của đối phương, ngoài ra còn được tận dụng để “câu giờ” cho mình.
Do bạn trình bày quá dài dòng, lan man, và không để người khác có cơ hội lên tiếng. Nói người cũng ngẫm đến ta, đôi khi nguyên nhân của việc bạn bị ngắt lời lại đến từ chính bạn.
Có nhiều trường hợp và nguyên nhân khiến một người ngắt lời người khác. Tuy nhiên, phần lớn họ không có ý đồ xấu. Cần phân biệt với những kẻ chuyên bắt nạt và những người cố tình làm điều này để hạ nhục, làm mất uy tín, hoặc để biến người nói thành đối tượng nhận công kích — mặc dù có khi kẻ ngắt lời còn chẳng phải tham gia vào cuộc trò chuyện ngay từ đầu. Những kẻ bắt nạt không làm điều này với tất cả mọi người và việc ngắt lời cũng không phải là cách họ hay dùng để giao tiếp. Họ chỉ chen ngang một số đối tượng cụ thể.
Đàn ông có xu hướng ngắt lời phụ nữ nhiều hơn là ngắt lời những người nam khác. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học George Washington, trong một cuộc trò chuyện dài 3 phút, đàn ông ngắt lời phụ nữ 2,1 lần. Nếu đối phương là nam giới thì con số này chỉ là 1,8. Trong khi đó, trung bình phụ nữ chỉ ngắt lời đàn ông một lần.
Thế nhưng, bất kể đối phương là ai, thuộc giới tính nào, thì sự thật là tại thời điểm họ ngắt lời bạn, ít nhiều họ cũng đã truyền đi “thông điệp” rằng những gì họ phát biểu nên được ưu tiên hơn những suy nghĩ suy nghĩ và ý kiến của bạn.
… vì trong thời điểm đó, bạn sẽ không kết luận được ngay ý đồ của họ, cũng như liệu rằng những thông tin mà họ ngắt lời bạn để trình bày có thật sự hữu ích hay mang tính đóng góp không. Đừng mất thời gian “giành giật” qua lại, cũng như đừng phản ứng tiêu cực. Điều đó có thể khiến cả hai người đều bị phân tâm.
… lý tưởng là trong một cuộc nói chuyện riêng tư, vào thời điểm cả hai đều đã bình tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi buổi trò chuyện trước nữa. Trực tiếp nói với họ về trải nghiệm của bạn và giải thích rằng điều đó gây ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
… bằng cách nói trước với mọi người rằng “Câu chuyện này sẽ dài đấy.” hoặc “Phần trình bày sẽ mất khoảng 15 phút.” Đồng thời, cho mọi người biết đâu là lúc thích hợp để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ, đóng góp ý kiến. Biện pháp này có thể áp dụng cho những buổi thảo luận, các cuộc họp, thuyết trình,… ở công sở.
… đặc biệt khi người ngắt lời bạn có xu hướng làm thế với tất cả mọi người, hoặc khi bạn biết chắc họ không có ý định đóng góp. Bạn có thể nói với họ rằng “Đợi tôi / mình nói xong nhé?” rồi tiếp tục, hoặc cứ làm lơ người vừa xen ngang để hoàn tất phần trình bày dang dở. Dù sao đi nữa, vẫn còn những người khác đang nghe bạn.
… vì không phải ai cũng có ý đồ xấu. Một số người có thói quen ngắt lời người khác chỉ vì muốn đẩy mọi thứ đi nhanh hơn. Và bạn hoàn toàn có thể biến những phiền toái này thành “vũ khí” của mình. Hãy đặt vài câu hỏi cho mọi người về ý kiến họ vừa đưa ra. Cho họ thấy rằng bạn tôn trọng những đóng góp của họ. Đôi khi việc ngừng lại và xem xét những góc nhìn khác cũng mang lại cho bạn những khám phá mới về ý tưởng của mình. Sau phần thảo-luận-mini đó, quay về chỗ bạn đang trình bày dang dở.
… đặc biệt khi bạn tham gia vào những cuộc trò chuyện và thảo luận giữa những người có mức độ tương tác cao — sự gián đoạn có thể xảy ra rất nhiều. Nếu bạn là “newbie” trong môi trường này, mức độ tự tin và kiến thức kém hơn, bạn hoàn toàn có thể nói trước với mọi người rằng bạn không thích bị chen lời và dần tìm cách thích nghi. Tuy nhiên, bạn không thể yêu cầu mọi người thay đổi để phù hợp với mình. Nếu không phù hợp với nhóm / môi trường hiện tại, đừng ngại rời đi.
… vì rất có thể ngoài chuyện ngắt lời bạn thì không còn cách nào khác để khiến bạn ngừng nói. Lý do vì bạn là người có quá nhiều thứ muốn nói, hoặc kỹ năng trình bày của bạn chưa đủ tốt. Nếu bạn để ý thấy mình thường xuyên bị người khác làm gián đoạn khi đang nói, hãy nghĩ đến khả năng này.
Xem thêm:
#Nghĩ: Phong ba bão táp không bằng kết bạn ở tuổi trưởng thành
#Nghĩ: Hội chứng Paradise – Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm
#Nghĩ: Nuôi thú cưng – Tưởng vô bổ nhưng bổ không tưởng
#Nghĩ: Mặc cảm thiếu cơ bắp – nỗi ám ảnh không thể nói của đàn ông
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…