The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

#Nghĩ: Để những kẻ ngắt lời không còn “lên tiếng”

Mi Nguyen
29/03/2021
#Nghĩ: Để những kẻ ngắt lời không còn “lên tiếng”
#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Chúng ta đều từng trải qua cảm giác bị người khác làm gián đoạn luồng suy nghĩ hoặc câu nói của mình (dân gian hay gọi là bị “nhảy vô họng”). Việc này có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, bởi mọi người, cho dù đó là sếp, đồng nghiệp, bạn bè, hay người yêu, người thân trong nhà. Đôi khi chính bạn cũng là người làm việc này với người khác.

Bị người khác chen ngang khi đang nói không phải một trải nghiệm dễ chịu. Không những làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình truyền đạt thông tin mà nó còn có thể tác động đến mối quan hệ giữa bạn và người-chuyên-cắt-lời đó. Giải pháp ở đây không phải là tránh nói chuyện với đối phương, vì bạn không làm thế mãi được, đặc biệt khi họ là người mà bạn thường xuyên hoặc cần phải duy trì giao tiếp.

Vì sao người ta ngắt lời nhau?

Ai cũng xứng đáng được lắng nghe. Hoặc không thì cũng xứng đáng nhận sự tôn trọng tối thiểu để được kết thúc câu nói trước khi đối phương lên tiếng. Nếu cứ liên tục bị ngắt lời, người nói sẽ nảy sinh cảm giác rằng những gì họ đang trình bày không đủ quan trọng để được lắng nghe. Khi việc này xảy ra ở tần suất cao, về lâu dài, mối quan hệ giữa người nói và người chuyên cắt lời cũng bị ảnh hưởng. Ai lại thích chia sẻ, trò chuyện với một người không bao giờ nghe mình nói? 

Thế nhưng vì sao một số người lại làm như vậy?

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

Do văn hóa, giáo dục, và bối cảnh gia đình — đối với họ, chuyện lên tiếng khi người đối diện chưa dứt lời là việc hoàn toàn bình thường. 

Do họ không ý thức là đang làm thế. Với họ thì xen ngang khi người khác đang nói là một cách để cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.

Do họ không quan tâm đến chuyện bạn đang nói, và họ cắt lời bạn để nói về một chủ đề khác. Đâu phải mọi người đều có mối quan tâm giống nhau, đúng không?

Do họ là những người có xu hướng quan tâm đến mục tiêu cuối cùng và thích đi thẳng vào vấn đề. Một trong những hình thức thể hiện của tính cách này là hành vi gây gián đoạn, chiếm quyền kiểm soát trong cuộc trò chuyện với người khác.

Do họ hào hứng / quan tâm đến những gì bạn nói và không thể đợi đến khi bạn trình bày xong để lên tiếng. Đó có thể là những chia sẻ về cảm xúc, suy nghĩ, hoặc bổ sung / điều chỉnh cho ý đang được nhắc đến. Khả năng cao đây là chủ đề họ từng có trải nghiệm hoặc cũng hứng thú.

Do áp lực thời gian — có thể họ cần nhanh chóng có được thông tin để ra quyết định ngay thời điểm ấy. 

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng
Photo: LaMenteEsMaravillosa

Do họ muốn thu hút sự chú ý. Trường hợp “giành spotlight” này hay gặp khi ai đó trong nhóm đang kể chuyện hoặc đang chia sẻ một thông tin quan trọng. “Kẻ phá rối” sẽ nhảy vào giành phần nói ra chi tiết đắt giá nhất. 

Do phức cảm thượng đẳng — hay còn gọi là phức cảm ưu việt, là cảm giác mình tốt đẹp hơn nhiều người. Tuy nhiên, phức cảm thượng đẳng lại là thứ được nhiều người dùng để che đậy sự tự ti và cảm giác bất an thường trực mỗi khi họ cảm thấy vị thế (cho dù là có thật hay ảo tưởng) của mình bị đe dọa. Họ bắt đầu đuối lý hoặc không đủ tự tin với vấn đề đang được thảo luận. Hành động ngắt lời có thể để hướng sự chú ý của mọi người sang chuyện khác hoặc để nhắc nhở “ngầm” người nói về vị trí của họ. 

Do họ có rất nhiều thứ cần phải trình bày, hoặc nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin. “Đó thường là những người thông minh, não bộ của họ hoạt động ở tốc độ nhanh hơn nhiều người. Do đó, họ cần mọi người bắt kịp mình. Mặc dù người nói chưa trình bày xong nhưng họ đã có đủ thông tin cần thiết để phản hồi hoặc để tham gia vào cuộc trò chuyện. Trong nhiều trường hợp, họ thậm chí không cho rằng mình vừa ngắt lời người khác.” (chuyên gia khai vấn doanh nghiệp Beth Banks Cohn)

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng
Photo: Kate Mockford

Do họ cố ý “gây nhiễu”. Đây là một trong những “thủ thuật” hay được sử dụng trong tranh biện. Việc liên tục chen ngang khi người khác đang nói bằng những thông tin có liên quan hoặc hoàn toàn vô ích với chủ đề đang được nói là một phương pháp nhằm gây gián đoạn mạch suy nghĩ và trình bày của đối phương, ngoài ra còn được tận dụng để “câu giờ” cho mình.

Do bạn trình bày quá dài dòng, lan man, và không để người khác có cơ hội lên tiếng. Nói người cũng ngẫm đến ta, đôi khi nguyên nhân của việc bạn bị ngắt lời lại đến từ chính bạn. 

Có nhiều trường hợp và nguyên nhân khiến một người ngắt lời người khác. Tuy nhiên, phần lớn họ không có ý đồ xấu. Cần phân biệt với những kẻ chuyên bắt nạt và những người cố tình làm điều này để hạ nhục, làm mất uy tín, hoặc để biến người nói thành đối tượng nhận công kích — mặc dù có khi kẻ ngắt lời còn chẳng phải tham gia vào cuộc trò chuyện ngay từ đầu. Những kẻ bắt nạt không làm điều này với tất cả mọi người và việc ngắt lời cũng không phải là cách họ hay dùng để giao tiếp. Họ chỉ chen ngang một số đối tượng cụ thể. 

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

Đàn ông có xu hướng ngắt lời phụ nữ nhiều hơn là ngắt lời những người nam khác. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học George Washington, trong một cuộc trò chuyện dài 3 phút, đàn ông ngắt lời phụ nữ 2,1 lần. Nếu đối phương là nam giới thì con số này chỉ là 1,8. Trong khi đó, trung bình phụ nữ chỉ ngắt lời đàn ông một lần.

Thế nhưng, bất kể đối phương là ai, thuộc giới tính nào, thì sự thật là tại thời điểm họ ngắt lời bạn, ít nhiều họ cũng đã truyền đi “thông điệp” rằng những gì họ phát biểu nên được ưu tiên hơn những suy nghĩ suy nghĩ và ý kiến của bạn.

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

Để họ trình bày xong…

… vì trong thời điểm đó, bạn sẽ không kết luận được ngay ý đồ của họ, cũng như liệu rằng những thông tin mà họ ngắt lời bạn để trình bày có thật sự hữu ích hay mang tính đóng góp không. Đừng mất thời gian “giành giật” qua lại, cũng như đừng phản ứng tiêu cực. Điều đó có thể khiến cả hai người đều bị phân tâm.

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

Nhắc đến chuyện bạn bị ngắt lời vào một lúc khác…

… lý tưởng là trong một cuộc nói chuyện riêng tư, vào thời điểm cả hai đều đã bình tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi buổi trò chuyện trước nữa. Trực tiếp nói với họ về trải nghiệm của bạn và giải thích rằng điều đó gây ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Ngăn chặn vấn đề trước khi nó bắt đầu…

… bằng cách nói trước với mọi người rằng “Câu chuyện này sẽ dài đấy.” hoặc “Phần trình bày sẽ mất khoảng 15 phút.” Đồng thời, cho mọi người biết đâu là lúc thích hợp để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ, đóng góp ý kiến. Biện pháp này có thể áp dụng cho những buổi thảo luận, các cuộc họp, thuyết trình,… ở công sở. 

Hoặc cứ tiếp tục phần trình bày…

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

… đặc biệt khi người ngắt lời bạn có xu hướng làm thế với tất cả mọi người, hoặc khi bạn biết chắc họ không có ý định đóng góp. Bạn có thể nói với họ rằng “Đợi tôi / mình nói xong nhé?” rồi tiếp tục, hoặc cứ làm lơ người vừa xen ngang để hoàn tất phần trình bày dang dở. Dù sao đi nữa, vẫn còn những người khác đang nghe bạn.

Công nhận giá trị của những người chuyên gây gián đoạn…

… vì không phải ai cũng có ý đồ xấu. Một số người có thói quen ngắt lời người khác chỉ vì muốn đẩy mọi thứ đi nhanh hơn. Và bạn hoàn toàn có thể biến những phiền toái này thành “vũ khí” của mình. Hãy đặt vài câu hỏi cho mọi người về ý kiến họ vừa đưa ra. Cho họ thấy rằng bạn tôn trọng những đóng góp của họ. Đôi khi việc ngừng lại và xem xét những góc nhìn khác cũng mang lại cho bạn những khám phá mới về ý tưởng của mình. Sau phần thảo-luận-mini đó, quay về chỗ bạn đang trình bày dang dở.

Chấp nhận phong cách và văn hóa “chen ngang”…

… đặc biệt khi bạn tham gia vào những cuộc trò chuyện và thảo luận giữa những người có mức độ tương tác cao — sự gián đoạn có thể xảy ra rất nhiều. Nếu bạn là “newbie” trong môi trường này, mức độ tự tin và kiến thức kém hơn, bạn hoàn toàn có thể nói trước với mọi người rằng bạn không thích bị chen lời và dần tìm cách thích nghi. Tuy nhiên, bạn không thể yêu cầu mọi người thay đổi để phù hợp với mình. Nếu không phù hợp với nhóm / môi trường hiện tại, đừng ngại rời đi.

Để những kẻ ngắt lời không còn lên tiếng

Tự hỏi xem liệu bạn có phải nguyên nhân hay không…

… vì rất có thể ngoài chuyện ngắt lời bạn thì không còn cách nào khác để khiến bạn ngừng nói. Lý do vì bạn là người có quá nhiều thứ muốn nói, hoặc kỹ năng trình bày của bạn chưa đủ tốt. Nếu bạn để ý thấy mình thường xuyên bị người khác làm gián đoạn khi đang nói, hãy nghĩ đến khả năng này.

Xem thêm:
#Nghĩ: Phong ba bão táp không bằng kết bạn ở tuổi trưởng thành
#Nghĩ: Hội chứng Paradise – Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm
#Nghĩ: Nuôi thú cưng – Tưởng vô bổ nhưng bổ không tưởng
#Nghĩ: Mặc cảm thiếu cơ bắp – nỗi ám ảnh không thể nói của đàn ông

Tags: Nghĩ
Bài cũ hơn

#Thoáng: Giấc mơ tình dục – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”?

Bài tiếp theo

Vì đâu mà Sài Gòn lại có nhiều quán cà phê đến thế?

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
Vì đâu mà Sài Gòn lại có nhiều quán cà phê đến thế?

Vì đâu mà Sài Gòn lại có nhiều quán cà phê đến thế?

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
10 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc từ bỏ một mối quan hệ

Thế nào là những "mối quan hệ không ràng buộc"?

03/10/2022
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

Vượt qua khó khăn đại dịch cùng Bitis UCare

03/10/2022

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023
Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

22/01/2023

Bài viết gần đây

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap relationship rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3 08/03/2023
  • Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò 08/03/2023
  • Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023 22/01/2023
  • Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love” 22/01/2023
  • Xuân Quý Mão, cùng Netflix phá đảo làng phim 22/01/2023

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A