The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

Haphephobia: Ám ảnh “chạm tay một giây thôi là sợ nhau cả đời”

Van Nguyen
29/05/2022
the millennials life haphephobia sợ đụng chạm

Haphephobia là một thuật ngữ để ám chỉ chứng sợ tiếp xúc. Dù không quá phổ biến, song loại bệnh này vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng và nằm trong nhóm ám ảnh chuyên biệt (sợ một đối tượng hoặc hoàn cảnh cụ thể). Người mắc hội chứng này sợ chạm và bị bất cứ ai chạm vào, tuy nhiên với một số người, thì nỗi sợ có mức độ nghiêm trọng hơn khi phải va chạm với người khác giới.

Điều đặc biệt của nỗi sợ hãi vô lý này là nó không nhất thiết phải đi kèm với khả năng mắc các chứng lo lắng khác như rối loạn lo âu xã hội, nỗi sợ bị tổn thương hay sợ tình dục. Nhiều người mắc chứng sợ tiếp xúc này vẫn có thể xây dựng được những mối quan hệ thân thiết và chặt chẽ với mọi người, tuy vậy họ vẫn luôn bị áp lực khi lo sợ các mối quan hệ có thể đổ vỡ do hội chứng Haphephobia.

Biểu hiện của bệnh Haphephobia 

Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này sẽ khác nhau tuỳ theo mỗi người. Một số người mắc chứng haphephobia có thể vượt qua được những nỗi sợ của mình khi có đủ niềm tin với những người xung quanh hoặc việc gắng gượng chịu đựng, khi tiếp xúc vẫn nằm trong khả năng kiểm soát. Một vài phản ứng dễ thấy nhất của người mắc bệnh này khi phải tiếp xúc với người khác là: khóc, cứng người lại, trốn chạy, run rẩy và đổ mồ hôi đầm đìa. Các phản ứng nghiêm trọng hơn có thể kể đến như hoảng loạn (panic attack), tim đập nhanh, thở dồn dập. 

the millennials life haphephobia sợ đụng chạm
Ảnh: Pinterest

Các loại bệnh liên quan

Trước khi được chẩn đoán rằng liệu một người có bị Haphephobia hay không, các bác sĩ sẽ phải loại trừ các dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng có triệu chứng tương tự như:

  • Chứng sợ đám đông
  • Chứng sợ sự lộn xộn hoặc sợ vi trùng
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn lo âu xã hội

Các bác sĩ cũng sẽ loại trừ khả năng mắc chứng loạn cảm đau (allodynia) – một loại bệnh vô cùng nhạy cảm với việc đụng chạm. Với căn bệnh này, người bệnh có thể thấy rất đau nếu bị đụng chạm nhẹ vào người. 

Nguyên nhân gây ra bệnh haphephobia

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này bởi có nhiều yếu tố có thể đóng một vai trò dẫn tới việc bị bệnh. Giống như các chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể khác, yếu tố di truyền, lịch sử gia đình, kinh nghiệm và tính cách cũng có góp phần phát triển chứng ám ảnh sợ hãi.

  • Tiền sử gia đình: thông qua quan sát thành viên trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh, một người cũng có thể mắc bệnh. 
  • Trải nghiệm đau thương: bị tấn công tình dục hoặc từng có chấn thương do đụng chạm cũng góp phần gây ra căn bệnh này. 
the millennials life haphephobia sợ đụng chạm
Minh họa: Folio Illustration Agency

Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc chứng sợ đụng chạm cao gấp hai lần so với nam giới. Theo DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm – Diagnostic and Statistical Mental Disorders, Fifth Edition), 75% người mắc chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể có nhiều hơn một chứng sợ hãi. 

Căn bệnh này thường được ghi nhận là phát triển mà không rõ nguyên nhân – một điều hoàn toàn bình thường với những người mắc các chứng ám ảnh cụ thể. Nhiều người không thể truy ra những tác nhân trong thời thơ ấu có thể dẫn đến chứng Haphephobia bất chấp việc căn bệnh này vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.

Hiểu và đối diện với hội chứng Haphephobia

May mắn thay, những căn bệnh ám ảnh cụ thể đều có thể điều trị được, với tỷ lệ thành công lên tới 80-90%. Một vài cách thức điều trị bao gồm:

  • Uống thuốc kê: những người mắc chứng lo âu cụ thể có thể được kê thuốc trầm cảm và thuốc chống lo âu để điều trị bệnh. Những loại thuốc này thường được sử dụng cùng với các liệu pháp tâm lý trị liệu.
  • Tâm lý trị liệu: một phương pháp chữa bệnh được khuyến khích là liệu pháp tiếp xúc hay đối mặt với nỗi sợ (exposure therapy). Thông qua việc tiếp xúc và làm quen dần với nỗi sợ, họ có thể thực hành được các kỹ thuật thư giãn. Đến cuối cùng, phản ứng sợ hãi sẽ bớt nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive-behavioral therapy) nhằm giải quyết những suy nghĩ tiêu cực cũng góp phần kiểm soát căn bệnh này. 
the millennials life haphephobia sợ đụng chạm
Minh họa: Diana Traykov

Chăm sóc bản thân

Ngoài việc tìm những phương pháp điều trị cho tình trạng của bản thân, bạn cũng có thể thực hiện những bước sau để quá trình hồi phục dễ dàng hơn: 

  • Quan tâm bản thân: chăm sóc tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nghỉ ngơi đầy đủ, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cũng như tìm cách nghỉ ngơi và kiểm soát căng thẳng. 
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: việc ở cạnh gia đình hoặc bạn bè – những người hiểu và luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham gia những nhóm tự giúp đỡ bản thân để nói chuyện với những người đồng cảnh ngộ. 
  • Đừng trốn tránh nỗi sợ: việc né tránh đối phó nỗi sợ sẽ càng làm tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn. Điều này không có nghĩa là bạn phải đối mặt với nỗi ám ảnh của mình một trực tiếp, nhưng hãy mở lòng, dũng cảm và tin vào bản thân hơn mỗi khi cảm thấy lo lắng.

Nỗi sợ bị đụng chạm có thể phát triển bởi ám ảnh sau những trải nghiệm đau thương. Phản ứng với việc đụng chạm là hoàn toàn bình thường. Hãy kiên nhẫn trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hợp lý để có thể chữa lành những tổn thương bên trong tâm hồn, cũng như làm dịu dần các phản ứng tiêu cực của việc đụng chạm.

Theo Very Well Mind

Có thể bạn quan tâm:
Những thí nghiệm tâm lý gây tranh cãi nhất từ trước đến nay
Làm thế nào để không ai bị “bỏ rơi” trong cuộc trò chuyện nhóm?

Bài cũ hơn

Nhà thông minh – khi các “bảo bối” trong truyện Doraemon kết nối cuộc sống

Bài tiếp theo

#NgườiLớnĐiLàm: Bắt nạt công sở dưới góc nhìn tâm lý học

Van Nguyen

Van Nguyen

Bài tiếp theo
#NgườiLớnĐiLàm: Bắt nạt công sở dưới góc nhìn tâm lý học

#NgườiLớnĐiLàm: Bắt nạt công sở dưới góc nhìn tâm lý học

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

14/08/2024
Mối quan hệ không ràng buộc

Thế nào là những “mối quan hệ không ràng buộc”?

23/11/2023
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025
Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

18/01/2025

Bài viết gần đây

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Điều khoản sử dụng
Chính sách về quyền riêng tư

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Trẻ Người Nonstop Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn? 14/02/2025
  • 85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi 14/02/2025
  • #Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm 19/01/2025
  • Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật 18/01/2025
  • #Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”? 17/01/2025

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A