The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Lifestyle

Hiệu ứng tắc kè hoa: Khi mỗi chúng ta đều có thể là “bản sao” của ai đó

Van Nguyen
19/09/2021
Hiệu ứng tắc kè hoa: Khi mỗi chúng ta đều có thể là “bản sao” của ai đó

Tại sao người ta hay nói rằng những người yêu nhau lâu thường sẽ giống nhau? Đó là bởi khi tiếp xúc với ai đó trong thời gian dài, ta có thể vô thức thay đổi cách nói chuyện và cư xử của mình. Sự khác biệt đó phần nào đến từ những đặc điểm mà chúng ta thấy thu hút, nguyên nhân khác nữa chính là bởi tác dụng của Hiệu ứng Tắc kè hoa (Chameleon Effect).

Hiệu ứng Tắc kè hoa là gì?

Đây là hiệu ứng tâm lý bắt nguồn từ việc con người bắt chước phong cách ăn nói, thời trang, cử chỉ hoặc nét mặt của những người mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Hiệu ứng này dẫn đến việc bạn thay đổi hành vi trong vô thức để phù hợp với thói quen của những người thân thiết, hoặc thậm chí là để phù hợp với phong cách của người lạ.

Hiện tượng này được đặt theo tên của loài tắc kè hoa, loài vật vốn nổi tiếng với việc ngụy trang để ẩn mình vào không gian, giúp bản thân thoát khỏi các mối đe dọa. 

The Millennials Life - Hiệu ứng tắc kè hoa
Hiệu ứng tắc kè hoa – Minh họa: Clint Hess

Đôi lúc, ta có thể nhận thấy bạn bè hoặc người thân đang sử dụng những câu cửa miệng hoặc cử chỉ tay yêu thích của mình và ngược lại. Đây là hiện tượng tâm lý bình thường mà bất cứ ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống. 

Tại sao chúng ta bắt chước người khác?

Chúng ta hay bắt chước người khác để gây trò cười. Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác, các nhà nghiên cứu cho rằng, hiệu ứng Tắc kè hoa có ảnh hưởng tích cực đến các tương tác của chúng ta với nhiều mối quan hệ xã hội. Khi một người làm theo hành động của ai đó, người được mô phỏng sẽ nhận thấy và nảy sinh cảm xúc tốt đẹp với ta.

Mặc dù thuật ngữ “bắt chước” có thể mang ngữ điệu tiêu cực nhưng trong hầu hết các trường hợp, hiệu ứng Tắc kè hoa được đánh giá là vô hại. Người bắt chước có thể ngưỡng mộ một ai đó, dẫn đến thói quen mô phỏng cách hành xử, thái độ, lời nói của người kia.  

Tác động của Hiệu ứng Tắc kè hoa

Copycat Art Print Colorful Family Illustration Sisters Art image 0
Hiệu ứng tắc kè hoa – Ảnh: thepairabirds

Để nhận ra được hiệu ứng này rõ nhất, chúng ta có thể quan sát ở các cặp đôi đã bên nhau lâu năm hoặc những cặp bạn thân. Theo Tanya L. Chartrand và John A. Bargh, hai nhà tâm lý học đầu tiên khám phá ra hiện tượng này, những người đồng cảm có khả năng bắt chước nhiều hơn các nhóm tính cách khác. 

Khi một người có khả năng đồng cảm cao, họ sẽ chú ý tới những người xung quanh và hình thành mối liên hệ sâu sắc hơn với đối tượng mà mình đang tiếp xúc. Điều này giúp họ dễ dàng gắn kết, thu hẹp khoảng cách bằng cách mô phỏng lại những hành vi, cách cư xử vốn không phải là của mình.

Cách hoạt động của Hiệu ứng Tắc kè hoa

Khi làm theo cử chỉ của người khác, ta thường có hai cách. Một là mô phỏng theo chiều ngược lại những điều người kia đang làm. Tức là, nếu một người đang di chuyển tay phải của họ theo một cử chỉ nhất định trong khi nói chuyện, người bắt chước sẽ di chuyển tay trái của họ trong khi thực hiện cùng một động tác. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bắt chước y hệt hành vi của một người. Nếu họ giơ cao tay trái, chúng ta cũng sẽ giơ cao tay trái. Nếu họ với tay lấy nước, chúng ta cũng sẽ bắt chước giống họ.

conversation amico 2102
Hiệu ứng tắc kè hoa – Minh họa: Storyset

Tuy không có quá nhiều khác biệt giữa hai cách này, nhưng một nghiên cứu đã cho thấy mỗi phương thức lại có những ảnh hưởng xã hội khác nhau. Buổi nghiên cứu đã yêu cầu các ứng viên tương tác với một nhân vật ảo trong môi trường giả lập. Kết quả là những người bị bắt chước giống hệt có cảm xúc khá tiêu cực với người ảo này. Ngược lại, những thành viên nhận thấy nhân vật giả lập kia chỉ mô phỏng một phần hoặc cư xử hoàn toàn khác với hành vi của mình lại cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

Điều này cho thấy, nếu ta có ý định bắt chước y hệt một đối tượng nào đấy, dù là vô thức, đối phương cũng có thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực với ta. 

Làm thế nào để vận dụng hiệu ứng Tắc kè hoa?

Hiệu ứng này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, vậy nên bạn không cần phải luyện tập để bắt chước ai đấy một cách hoàn hảo. Điều quan trọng là hiệu ứng này giúp ta nhận ra được các tình huống xã hội, qua đó có cách hành xử phù hợp với từng mục đích giao tiếp, đồng thời tạo thiện cảm với những người xung quanh. 

Hiệu ứng Tắc kè hoa mang lại cảm giác về sự tương đồng. Một vài những hành vi, cử chỉ thường được bắt chước bao gồm:

  • Biểu cảm khuôn mặt.
  • Tông giọng.
  • Tốc độ khi nói.
  • Cử chỉ tay chân.

Khi chúng ta bắt chước một người, họ sẽ thấy chúng ta đang hiểu thế giới theo góc nhìn của họ. Điều này giúp đôi bên dễ liên hệ và trò chuyện với nhau hơn. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng và cố gắng mô phỏng mọi hành động của người đối diện, họ có thể hiểu nhầm và cho rằng ta đang chế giễu họ. Điều này khiến cho việc giao tiếp trở nên thất bại và ta có thể bị nhìn nhận như một kẻ a dua, thiếu phong cách cá nhân.

?u=https%3A%2F%2Fi.pinimg.com%2Foriginals%2F59%2F02%2F43%2F59024336c8b8680b2ad94e15afe23925
Hiệu ứng tắc kè hoa – Minh họa: Gino Bud Hoiting

Sau đây là một vài cách để bạn có thể áp dụng hiệu ứng này dễ dàng hơn:
– Học cách đồng cảm với những người xung quanh.
– Lắng nghe họ để hiểu, và không trả lời khi không cần thiết.
– Bắt chước vì mục tiêu chính đáng. 
– Xây dựng mối quan hệ lành mạnh với những người xung quanh.  

Kết 

Hiển nhiên hiệu ứng Tắc kè hoa giúp chúng ta được đón nhận tốt hơn đồng thời thể hiện tầm quan trọng của các mối quan hệ. Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều là một cá thể riêng biệt, việc cố tình bắt chước có thể làm bạn mất đi cái tôi cũng như hạn chế sự phát triển của bản thân. Trong nhiều trường hợp bạn có thể không nhận ra rằng chính mình cũng là một cá thể vô cùng thú vị, rất nhiều người cũng đang “cố gắng” sao chép những gì bạn đang làm.  

Theo Very Well Mind

Có thể bạn quan tâm:
Ngáp – Thí nghiệm về lòng đồng cảm và tính liên kết xã hội
#Nghĩ: Phong ba bão táp không bằng kết bạn ở tuổi trưởng thành
Đừng đánh đổi bản thân lấy cái gật đầu của đám đông

Bài cũ hơn

Bạn sẽ làm gì với quả chanh cuộc đời ném cho?

Bài tiếp theo

“Yêu hay không yêu, không yêu hay yêu…” cứ để cơ thể nói hộ ta

Van Nguyen

Van Nguyen

Bài tiếp theo
“Yêu hay không yêu, không yêu hay yêu…” cứ để cơ thể nói hộ ta

"Yêu hay không yêu, không yêu hay yêu...” cứ để cơ thể nói hộ ta

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

Ma Quỷ Dân Gian Ký: Kho tàng chuyện ma Việt Nam

14/08/2024
Mối quan hệ không ràng buộc

Thế nào là những “mối quan hệ không ràng buộc”?

23/11/2023
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025
Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật

18/01/2025

Bài viết gần đây

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn?

14/02/2025
85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi

14/02/2025
#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

#Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm

19/01/2025

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Điều khoản sử dụng
Chính sách về quyền riêng tư

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Trẻ Người Nonstop Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Ủy thác đầu tư: Tìm người quản lý và đầu tư cho bạn? 14/02/2025
  • 85% Gen Z bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi trước 22 tuổi 14/02/2025
  • #Nghĩ: Hội chứng Paradise: Thiên đường trước mắt nhưng vẫn mải mê kiếm tìm 19/01/2025
  • Triển lãm “Thẩm/Thấu, Thưởng” khắc hoạ bức tranh ngày Tết Ất Tỵ qua mỹ thuật 18/01/2025
  • #Thoáng: Giấc mơ nhạy cảm – Não bộ muốn nói gì khi không ai nhờ mà tự “vẽ”? 17/01/2025

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Rising Vietnam

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A