Hot Girl Fit hay còn được nói là “đẹp theo kiểu ẻo lả” và nó không phải là tính từ dành cho những cô nàng xinh đẹp, điệu đà mà là một cụm từ để ám chỉ những anh chàng có ngoại hình “chuẩn men”, tuy nhiên vẻ ngoài khoẻ mạnh đó lại khá là vô dụng trong những trường hợp cần đến “mớ cơ bắp” trên người họ.
Gần đây, sau bộ phim Anyone But You, một tác phẩm hài hước, với góc nhìn mới mẻ về một câu chuyện tình lãng mạn giữa hai người trẻ xa lạ. Trong bộ phim có xuất hiện khái niệm Hot Girl Fit đã trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội, đặc biệt là trên các nền tảng như TikTok.
Trong phim, nữ diễn viên Sydney Sweeney vào vai Bea, diễn cặp với nhân vật Ben do nam diễn viên Gien Powell thủ vai. Và Ben là một anh chàng điển trai, thân hình tuyệt đẹp và làm trong ngành tài chính. Tuy nhiên vài tình huống cho thấy mớ cơ bắp xinh đẹp của Ben trở nên vô dụng. Do đó bộ phim cũng hài hước châm biếm bằng cụm từ Hot Girl Fit dành cho những người đam mê luyện tập thể hình với cơ bụng sáu múi ấn tượng nhưng lại gặp khó khăn với những tình huống đơn giản cần đến sức lực.
Vậy Hot Girl Fit thực sự là gì? Hãy cùng mình giải mã thông qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của “Hot Girl Fit” là gì?
Nguồn gốc của cụm từ Hot Girl Fit xuất phát từ phong trào Hot Girl Summer, một thuật ngữ do rapper Megan Thee Stallion đặt ra. Phong trào đã phát triển rộng rãi, khuyến khích mọi người tự tin, mạnh mẽ và sống thật với chính mình. Tuy nhiên, Hot Girl Fit lại thu hẹp trọng tâm khi chỉ bàn về ngoại hình.
Trong trường hợp phim Anyone but You cụm từ dường như được sử dụng để nhắm vào những người yêu thích phòng tập thể hình, nơi đây, họ chỉ tập trung vào nâng tạ và một số bài tập tạo ra vẻ bề ngoài đẹp mắt. Gần như bỏ qua những hoạt động tập cardio thực chất, khỏe toàn diện để tăng thể lực và sức bền. Những người này được cho rằng chỉ có “tốt mã” nhưng bên trong thì lại “ẻo lả”, không có sức lực gì.
Và điều đó được thể hiện rõ qua cảnh phim trong Anyone But You, khi Ben (Glen Powell) và Bea (Sydney Sweeney) đang bơi ở biển. Tuy nhiên Ben nhanh chóng bị hết hơi, vật lộn để theo kịp tốc độ của cô nàng Bea. Dẫn đến cuộc trò chuyện liên quan đến thuật ngữ Hot Girl Fit:
“Tại sao anh thở hổn hển thế?”, cô ấy hỏi anh.
“Tôi ổn“, anh nói, dù rằng là đang gặp khó khăn.
“Anh có khoảng 10 múi cơ bụng“, Bea nói.
“Tôi không yếu đến vậy đâu“, Ben bực mình khẳng định.
“Tôi nâng tạ 295 pound; tôi chỉ không tập cardio!“
“Ôi Chúa ơi, anh là Hot Girl Fit đấy“, Bea nói với anh. “Tôi không phải Hot Girl Fit!” anh hét lên.
“Hầu hết đàn ông đều gặp vấn đề này“, Will McLaren, huấn luyện viên trưởng tại phòng tập KXU ở London, nói với Yahoo! News. Ví von vui vẻ như: “Giống như có khung xe Ferrari nhưng lại gắn động cơ Fiat vậy.” Theo giải thích của Yahoo! News: “Cụm từ Hot Girl Fit có thể bắt nguồn từ ý tưởng về những cô gái mặc đồ Lululemon, khoe khoang về sự tập luyện của mình với những người theo dõi đã trả tiền. Nó không thực sự phù hợp với các hoạt động đòi hỏi sức bền hay sự chịu đựng.“
Vì vậy, lần tới khi bạn cân nhắc bỏ qua ngày tập cardio để dành thời gian cho các buổi tập làm đẹp cơ thể, hãy suy nghĩ lại. “Sở hữu cơ bắp và sức bền tim mạch/ hô hấp là hai chỉ số khác nhau và yêu cầu các phong cách tập luyện khác nhau”, huấn luyện viên thể dục Maximus Mears giải thích. “Chỉ tập tạ sẽ không giúp trái tim bạn hoạt động trong các vùng đúng hoặc đủ lâu để thực sự cải thiện thể lực của bạn.”
Các chương trình tập luyện đa dạng là rất cần thiết, để bạn không bị đỏ mặt hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì sức mạnh trong nhiều tình huống. “Điểm mấu chốt là tại sao bạn cần trông giống như một chiến binh Spartan nếu bạn không thể hành động như một chiến binh?”, McLaren kết luận. “Điều đó khiến tôi cảm thấy khó hiểu.”
Liệu có nên bỏ qua việc tập Cardio?
Chỉ tập luyện nâng tạ mà không kết hợp với các bài tập cardio thường không được khuyến khích. Mặc dù tập tạ mang lại những lợi ích quan trọng như tăng khối lượng cơ bắp, sức mạnh và mật độ xương, nhưng cạnh đó tập cardio cũng rất cần thiết cho sức khỏe và thể lực tổng thể. Do đó một tổng hợp về những hạn chế mà bạn sẽ phải đối mặt nếu chỉ tập tạ mà không tập cardio đó là:
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Tập cardio giúp tăng cường hệ thống tim mạch và cải thiện sức khỏe tim. Bỏ qua cardio có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tim theo thời gian.
Giảm sức bền: Các bài tập cardio như chạy bộ, đạp xe hay bơi lội giúp cải thiện khả năng sử dụng oxy hiệu quả của cơ thể. Nếu không có điều này, sức bền và thể lực tổng thể của bạn sẽ bị hạn chế.
Có thể tăng cân: Tập tạ có thể tăng khối lượng cơ bắp, điều này rất tốt, nhưng nếu không có lợi ích đốt cháy calo như tập cardio, điều này có thể dẫn đến tăng cân và tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn nếu chế độ ăn không được quản lý cẩn thận.
Vóc dáng mất cân đối: Chỉ tập trung vào tập tạ mà không tậpcardio có thể dẫn đến một vóc dáng rất cơ bắp ở các nhóm cơ chính nhưng thiếu điều kiện thể lực tim mạch và sự cân bằng tổng thể.
Thói quen tập luyện lý tưởng nên bao gồm kết hợp cả tập tạ lẫn tập cardio, với sự kết hợp cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu cá nhân của bạn. Ngay cả 2-3 buổi tập cardio mỗi tuần cũng có thể giúp bù đắp những nhược điểm tiềm ẩn của việc chỉ tập tạ.