Khoảng cách cũng được coi là một loại ngôn ngữ của tình yêu
Điều lãng mạn nhất một người đàn ông có thể làm là gì? Mua cho vợ một chiếc nhẫn kim cương, tặng bạn gái một bó hoa hoa hồng, đưa cho cô ấy thẻ ngân hàng không giới hạn mức chi tiêu… Đó đều là những món quà tuyệt vời, nhưng đôi lúc, nếu một chàng chàng trai có thể tự tặng mình những chuyến đi xa và cho mối quan hệ của mình có chút khoảng cách thì đó cũng sẽ là một bất ngờ tuyệt vời.
Vài cô gái sẽ buồn chán hoặc phát khùng lên với sự cô đơn. Một số khác lại sử dụng quãng thời gian này một cách khôn ngoan hơn. Họ về nhà ngay khi tan làm, hào hứng pha một tách trà và bắt tay vào làm những điều mà mình đã bỏ lỡ như: Viết nốt cuốn tiểu thuyết, hoàn thiện bức tranh đã bị cất vào góc hoặc đơn giản chỉ nằm ườn dưới sàn và đọc tiểu thuyết.
Người đàn ông đáng yêu kia cũng không làm phiền quá nhiều. Anh ấy chỉ liên lạc hai đến ba lần trong một ngày để cô biết chàng không say bí tỉ, cũng gặp bất cứ một tai nạn nào đó. Bảy ngày sau anh ta trở về, gặp lại cô gái của mình trong trạng thái tươi sáng, tràn đầy năng lượng.
Họ đã cho nhau tình yêu và giờ họ cho nhau chút không gian riêng.
Khoảng cách – Ngôn ngữ tình yêu khó học nhất.
Chúng ta đã từ nghe lý thuyết về “5 ngôn ngữ tình yêu” của “Gary Chapman.” Đây là những mô tả về cách con người bày tỏ tình yêu với nhau, bao gồm: Dành thời gian cho đối phương, quan tâm bằng hành động, tặng quà, dùng ngôn từ để bộc lộ tình cảm và đi kèm đó là những động chạm vật lý.
Tuy nhiên, vẫn còn một loại ngôn ngữ tình yêu khác khiến chúng ta phải trăn trở suốt thời gian qua, được tóm gọn qua hai chữ : “Không gian.” Cánh đàn ông thi thoảng hay bông đùa rằng, nếu ta thật sự yêu một ai đó, ngoại trừ cho họ ăn (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) hãy để cho họ yên.
Nguồn ảnh: Buzzfeed.com Nguồn ảnh: Buzzfeed.com
Ngôn ngữ tình yêu thứ sáu này đôi khi đi ngược lại nhận thức thông thường của một số người. Chúng ta đã quá quen với việc nghĩ rằng tình yêu sẽ luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Ta sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi hay chán nản khi nhìn thấy nhau. Vì vậy, việc yêu cầu một không gian riêng cho bản thân dường như là một điều gì đó sai lầm, một nỗi sợ rằng mối quan hệ có thể đang gặp vấn đề. Nhưng thực tế không phải như vậy. Tình yêu là một công việc toàn thời gian, ta yêu thích nó nhưng đôi khi ta vẫn cần những khoảnh khắc để có thể trở về làm chính mình.
Luôn đòi hỏi thời gian và không gian của người khác không phải là yêu.
Đôi khi nửa kia cần chút thời gian, chẳng phải cho điều gì lớn lao mà chỉ để tập trung làm những việc vặt vãnh như vẽ tranh, đan lát, luyện đàn. Người ấy cần bạn đủ kiên nhẫn để mặc kệ họ mày mò trong gara suốt buổi chiều nhằm sửa bằng được chiếc cái lốp xe vốn chỉ mất vài trăm nghìn thay mới. Nếu bạn thích xem The Bachelor nhưng người yêu lại thích ngồi nặn đất sét trong phòng kín và nghe nhạc của Radiohead, đừng bắt họ từ bỏ sở thích cá nhân của mình vì bạn. Đó không phải tình yêu, đó là sự ích kỷ.
Một nghiên cứu của Đại học Cornell cũng đã chỉ ra rằng, những cặp đôi luôn ở cạnh nhau chưa chắc đã có mối quan hệ bền chặt bằng những người yêu xa. Nguyên nhân là bởi qua điện thoại, Skyper hoặc chat, người ta có xu hướng duy trì cuộc nói chuyện lâu hơn. Dân gian thường nói, “tiểu biệt thắng tương phùng.” Vì vậy nếu muốn hâm nóng tình cảm, tìm lại cảm xúc yêu đương, nồng nhiệt thủa ban đầu thì một chút khoảng cách có thể là lựa chọn hiệu quả. Hãy để chúng ta có thêm không gian dành cho nỗi nhớ.
Mỗi người đều cần một khoảng không để “giải nén”.
Nguồn ảnh: pascalcampionart Nguồn ảnh: Daily Happiness Nguồn ảnh: Ilikewallpaper
Quan niệm “yêu một người đồng nghĩa với việc chấp nhận và thông cảm cho tất cả sự bất thường, bùng nổ của họ” là một suy nghĩ khá thiếu thực tế. Hầu hết chúng ta sẽ không thể thư giãn tuyệt đối trừ khi chỉ có một mình. Khi đó ta sẽ không phải lo lắng về chuyện đối phương đang làm gì? cảm thấy thế nào nếu mình dành thời gian để làm việc khác, ngồi xem phim với cánh cửa sổ mở toang thế kia liệu có làm họ cảm lạnh v.v… Những suy nghĩ vụn vặt đó hoàn toàn có thể trở thành những tần sóng nhiễu quấy rối tâm trí con người.
Sự cô đơn đôi khi tạo ra cảm giác bình yêu mà không điều gì có thể mang lại.
Chỉ khi được ở trong một không gian tách biệt, con người mới có thể buông lỏng cảnh giác và thoải mái giải toả mọi suy nghĩ, cảm xúc. Khi ở cạnh người khác, đặc biệt là những người ta yêu thương, chúng ta luôn vô thức chú ý, quan tâm đến họ mà quên mất cách tập trung vào chính mình.
Những người bị căng thẳng, kiệt sức cần có khoảng không hơn bất cứ ai.
Khi chán nản, mệt mỏi hoặc phẫn nộ với mọi thứ chính là lúc con người cần được ở một mình hơn bao giờ hết. Chúng ta đều đã tiêu tốn một nguồn năng lượng khổng lồ, tưởng như đủ để thắp sáng cả thành phố nhằm đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Mỗi ngày ta đều cảm thấy như bị cuộc sống quay mòng mong trên chiếc đu quay siêu tốc. Khi đó thứ mà một người cần không hẳn là một cái ôm, một lời khen ngợi mà là khoảng cách để họ có thể bình lặng hít thở.
Những người tâm lý không ổn định cần ngôn ngữ tình yêu thứ sáu hơn bất cứ ai. Thi thoảng, thay vì để ai đó có thể rời đi một cách lịch sự, chúng ta lại muốn níu giữ họ. Ta tưởng mình đang cố nói chuyện, cố xoa dịu tình hình mà không nhận ra, khi nguồn năng lượng của họ đã cạn đến mức thấp nhất, sự quan tâm đôi khi cũng có thể trở thành gánh nặng. Vì vậy, nếu hai bạn đang yêu, thậm chí chỉ ở vai trò một người bạn thôi, cũng đừng cảm thấy việc ai đó rời đi đột ngột là một hành động thô lỗ.
Tốt hơn hết ta hãy học cách phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và cho họ một khoảng cách nhất định để có thể tạm lùi xa khỏi các mọi mối quan hệ xã hội. Bạn có thể tạm tránh sang một căn phòng khác, đi cà phê với bạn bè cả buổi chiều… Bạn cũng có thể để cho nửa kia được thức khuya hơn bình thường một chút mà không khiến họ cảm thấy tội lỗi vì đã để mặc bạn. Hai người thậm chí còn có thể trao đổi thời gian biểu với nhau nếu điều đó giúp cho việc giao tiếp hiệu quả hơn.
Chúng ta cần hiểu rằng, khi ai đó muốn ở một mình nghĩa là họ cần không gian riêng để bản thân trở nên tốt hơn chứ không phải bởi tình yêu đã phai nhạt.
Dù vậy, đừng lạm dụng ngôn ngữ tình yêu thứ sáu
Hãy nghĩ về cách con người đã lạm dụng 5 ngôn ngữ khác của tình yêu.
Khi lười biếng, ta sẽ lên mạng đặt một hộp chocolate và gọi người chuyển hàng cho nửa kia. Ta biết đó là việc tối thiểu có thể làm để duy trì tình cảm. Tuy nhiên rõ ràng đây chỉ là một hành động mang tính chất đối phó. Người ta cũng hay coi tình yêu là điều hiển nhiên. Khi nửa kia trao tặng những điều tốt đẹp, ta thường xem đó là điều bình thường mà hiếm khi nghĩ đến chuyện đáp trả. Việc cho nhau khoảng cách cũng vậy, nếu một người dành tặng bạn một tuần hoặc một buổi chiều cho chính bản thân hãy hiểu rằng đây là tình yêu thương, sự chăm sóc và đừng lãng phí nó.
Điều quan trọng của tất cả các ngôn ngữ yêu thương chính là bài toán cân bằng giữa “cho” và “nhận.” Nếu ai đó để bạn được yên tĩnh một mình, hãy ghi nhớ và đáp lại bằng sự quan tâm của mình.
Xem thêm:
Ngáp – Thí nghiệm về lòng đồng cảm và tính liên kết xã hội
Gửi những người bạn độc thân
10 dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại
Thảo luận về bài viết