NFT là gì? Tại sao NFT lại được ví như một gam màu mới mẻ kích thích thị giác khi nhìn vào bức tranh công nghệ toàn diện? Cùng gặp gỡ anh Mike Tran – Co-founder & CEO Crowdhero (nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng cho các dự án NFT) để hiểu rõ hơn về các khái niệm liên quan đến lĩnh vực này!
Trước tiên, chúng ta cần biết thế nào là tài sản số. Tài sản số có thể là một file hình, file game, thậm chí một file video. Trong đời thực, tài sản cần được chứng minh quyền sở hữu. Và trên môi trường digital thì NFT chính là chiếc “sổ đỏ” đó. Chỉ cần kết nối với ví điện tử (wallet) bất kỳ thì thứ gì cũng có thể trở thành NFT. Nó chứng thực sự tồn tại của một file nào đó, quy định file đó thuộc về ai.
Crowdfunding là hình thức huy động vốn đầu tư từ cộng đồng có thể thực hiện trên quy mô lớn, lên đến cả vài trăm nghìn thay vì chỉ 5-7 người như trước đây. Blockchain giúp chuyển tiền nhanh, nên việc crowdfunding trên blockchain sẽ khá tiện lợi cho các dự án.
Crowdfunding là cách thức dành cho bên muốn ra sản phẩm kêu gọi nguồn vốn đầu tư. Về phần mình, những nhà đầu tư có thể thông qua hoạt động crowdfunding để có được sản phẩm trước khi nó ra mắt.
Dự án nào có nhiều tài sản số sẽ được xem là một NFT project, từ một NFT game cho đến một bộ sưu tập tranh. NFT project bây giờ sẽ khác so với mô hình truyền thống lúc trước – ví dụ như khi xây dựng một công ty, chúng ta huy động vốn bằng cách bán cổ phần công ty mình ra cho các nhà đầu tư.
Sau này thì khác. Năm 2018, ở Việt Nam phổ biến hình thức ICO (Initial Coin Offering – Đợt phát hành Coin Đầu tiên) – một phương thức gây quỹ theo kiểu bán token công ty mình cho nhiều nhà đầu tư khác nhau, đến khi token lên giá thì nhà đầu tư sẽ bán lại. Bây giờ, chúng ta có thể crowdfund bằng chính những NFT game, NFT art – tài sản NFT đó sẽ được bán cho nhiều nhà đầu tư khác nhau.
Chơi video games thì trên thế giới có đến vài tỉ người. Còn với game NFT, con số đó khiêm tốn hơn, chỉ tầm vài triệu người. Mặc dù số lượng người chơi còn ít nhưng nó có tiềm năng phát triển cao, là cơ hội cho mọi người tham gia một thị trường rất mới. Mặc dù mới có khoảng vài triệu người chơi nhưng số vốn huy động được đã lên đến con số triệu đô cho mỗi dự án gamge NFT. Sau này, nhiều người chơi hơn nữa thì lượng tiền đổ vào thị trường còn lớn hơn nhiều lần.
NFT là một cái mới không những ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Nhưng còn mảng crowdfunding thì chỉ mới ở Việt Nam thôi. Hiện tại, thị trường mua bán NFT đa số tập trung ở Mỹ và châu Âu. Đây là 2 thị trường có sở thích nghệ thuật và cũng có thói quen mua các sản phẩm nghệ thuật. Việc mua bán các sản phẩm digital art ở những thị trường đó sẽ nhanh chóng hơn ở thị trường mới như chúng ta. Dự án Crowdhero anh làm sẽ hướng đến thị trường quốc tế nhiều hơn. Vì thế, những dự án Crowdhero đăng lên để giới thiệu cho cộng đồng đều phải là những dự án thật sự chất lượng.
Với Kickstarter hoặc Indiegogo, phần lớn những dự án huy động trên đó là các dự án về physical product – những loại thiết bị như xe đạp, điện thoại, máy hút bụi,… Đó là những dự án rất thực tế, và cộng đồng của họ quen với việc back(*) cho những dự án như vậy.
Còn những dự án digital như game, truyện,… xuất hiện không nhiều, dẫn đến không được ưu tiên. Việc thanh toán cũng không thuận lợi.
(*)back là từ dùng để chỉ hành động ủng hộ tài chính mà người tham gia (gọi là backer) thực hiện cho những dự án, sản phẩm mà họ muốn ủng hộ.
Ngoài ra, vì tính chất sản phẩm physical, nên người kêu gọi sẽ cần một số vốn khá lớn để đầu tư vào nhà xưởng hoặc cửa hàng. Sau khi huy động thành công thì người kêu gọi sẽ nhận luôn 100% số tiền đó để thực hiện dự án. Nhưng đây cũng là khe hở, tạo điều kiện cho những dự án scam (dự án lừa đảo) xuất hiện. Hiện nay trên Kickstarter có khoảng 10-12% dự án như vậy, tức sau khi nhận tiền thì creator không có sản phẩm để trả lại cho backer. Tính tổng lượng volume huy động được thì 10-12% dự án scam đồng nghĩa với việc mất khoảng vài chục triệu đô một năm.
Về phần mình, mình làm digital product, các bạn creator chỉ làm ở nhà với máy tính là chủ yếu, cho nên không cần nhận luôn 100% vốn. Ví dụ thay vì nhận cả 100 nghìn đô, thì các bạn creator có thể nhận trước 10-15 nghìn. Sau đó làm sản phẩm, update rồi nhận thêm 15-20 nghìn nữa. Cứ như vậy đến khi hoàn thành xong thì nhận hết số tiền còn lại. Như thế giảm thiểu rủi ro cho các bạn backer.
Ngoài ra, blockchain còn có cái hay là có quyền voting. Nếu backer thấy dự án kém chất lượng (sản phẩm creator đưa ra không được như hứa hẹn ban đầu) thì có thể vote. Dự án nào nếu được hơn 51% vote kém chất lượng thì tiền sẽ tự động được trả lại các bạn backer. Creator chỉ nhận đủ tiền khi backer nhận được sản phẩm cuối cùng thôi.
Đúng là NFT có giá rất cao, thậm chí đến mức… hài hước. Một hình jpeg trên máy tính có thể bán với giá hàng triệu đô. Nhưng theo mình nghiên cứu thì thật ra nó có rất nhiều lý do.
Đầu tiên là về NFT game. Trước giờ, chúng ta chơi game theo kiểu xây dựng con nhân vật của mình lên, luyện kỹ năng hoặc kiếm vật phẩm để tăng điểm cho nhân vật. Nếu không chơi nữa, bỏ account đó đi thì coi như bỏ hoàn toàn. Còn nếu muốn bán vật phẩm hay account cho người chơi khác, cả hai sẽ phải tự deal với nhau – ví dụ hẹn nhau chuyển tiền và “gặp” trong game để canh giờ nhặt vật phẩm vừa được thả ra. Nhưng tất cả các tài sản đó vẫn thuộc sở hữu của bên làm game.
Với NFT game, những thứ được mua bán thật sự được sở hữu bởi người chơi game chứ không phải bên làm game nữa. Nếu muốn trao đổi, người chơi đăng lên các “chợ” NFT sau đó thực hiện việc mua bán dễ dàng trên blockchain. Chính vì tính tiện lợi, dễ dàng, an toàn nên giá NFT sẽ cao hơn.
Ngoài ra, NFT game còn góp phần tạo ra một “nghề” hoàn toàn mới. Hiện có rất nhiều công ty, hội nhóm những người chuyên cày game NFT để đem lên chợ bán. Trong tương lai, nhiều nhà phát hành game sẽ tiến vào mảng này.
Về bất động sản, hiện có rất nhiều dự án làm theo kiểu “cắt nhỏ” phần bất động sản đó ra. Ví dụ một miếng đất 100 tỉ có thể được cắt ra 10.000 lần. Với 10 triệu, bạn có thể sở hữu 1/10.000 miếng đất đó. Sau này, nếu dự án đó bán được giá 200 tỉ thì những người sở hữu những mảnh nhỏ sẽ có 20 triệu.
Việc xác minh quyền sở hữu tài sản vật lí thường phải có 1 bên thứ 3. Như việc mình có miếng đất thì có quyển sổ đỏ để xác minh mình là chủ của miếng đất, thì NFT ở đây đóng vai trò như quyển sổ đỏ, chỉ là không có miếng đất nào cả, tài sản (file) đc lưu trữ trên cloud và NFT xác minh file đó thuộc sở hữu của người nào đó. Để xác minh NFT này có “đúng” hay không, hiện nay vẫn dùng các chain như Ethereum hay Binance.
Nhưng có tồn tại gian lận, 1 người họa sĩ làm ra 1 digital art nhưng tạo ra thành nhiều bản và bán ra cho nhiều người, khi đó, không người mua nào thực sự sở hữu NFT đó.
Hiện nay các sàn quy định rất nghiêm ngặt, nghệ sĩ nào gian lận thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì các sàn gần như có liên kết với nhau. Những nhà sưu tập thường chọn các sàn lớn, uy tín, các họa sĩ lớn để hạn chế bị gian lận.
Đúng là ai cũng tạo ra được NFT, chỉ cần tải 1 cái art vô trong máy rồi có cái file có thể biến bất cứ cái sản phẩm nào thành NFT. Chuyện khó là chuyện chứng thực. Khi một người có thể tạo ra nhiều NFT – sàn A 1 cái, sàn B 1 cái – thì chúng ta cần một tổ chức nào đó chứng thực. Tuy nhiên có thể thấy vấn đề này đi ngược lại mục đích của giao dịch NFT.
Cách giải quyết là mua bán ở các sàn uy tín, các sàn này giải quyết vấn đề này cho mọi người rồi. Những tài sản số họ đăng lên sàn thì họ đã xác thực, kiểm định tác giả và sản phẩm. Thường NFT có 1 smart contract, smart contract của sàn lớn thì uy tín rồi, còn nếu các sàn nhỏ thì cần nghiên cứu coi thử dự án của người này có thật hay không và smart contract có an toàn hay không, người ta có thực hiện các đề mục trên smart contract hay không.
Bitcoin hay Ethereum đã tồn tại đâu đó khoảng 10 năm. Những thứ như bitcoin ETF cũng mới xuất hiện gần đây và cũng chỉ được chấp nhận ở một số thị trường nhất định thôi. Gần đây có sàn binance, là sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới, một ngày giao dịch mấy chục, mấy trăm tỷ đô nhưng ông binance này đăng ký ở đâu thì các công ty tài chính cũng chịu, không truy ra được, chỉ biết về ông CEO.
Như ICO rất hot vào khoảng 2007, 2008 nhưng vào năm 2020 thị trường Mỹ bắt đầu regulate ICO. Một công ty muốn ICO thì phải tuân thủ những luật lệ, chính phủ Mỹ quy định là tốn 2 năm, từ lúc bùng nổ đến lúc regulate là tốn 2 năm. Anh nghĩ trước khi NFT được regulate thì nó sẽ được regulate define trước, define là khi trading qua những sàn phi tập trung.
Binance là sàn tập trung, nghĩa là nếu sàn sập thì tài sản trên sàn cũng sập luôn. Còn với decentralized finance thì cái việc trading phân tán ra trên blockchain luôn, không được quản lí bởi centralized system nên nếu nó sập nó cũng sẽ khó hơn. Chính vì vậy chuyện regulate, quản lí các sàn define cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Volume trading NFT chắc khoảng 1/20 của define nên các tổ chức chính phủ và tổ chức tài chính sẽ muốn regulate define trước rồi mới đến NFT, chắc mất phải vài năm. Nhưng câu hỏi đặt ra là nhiều khi được regulate xong thì mình cũng ít cơ hội để làm gì đó nhảy vọt hơn so với hiện tại.
Đầu tiên là ngành game, ngành này đang bị ảnh hưởng rồi, những bên làm game truyền thống kế hoạch ra 10-20 game trong năm tới nhưng bây giờ allocate lại còn 2- 3 game và bắt đầu tuyển nhân sự biết về NFT, blockchain để bước vào mảng này rồi.
Một cái tiếp theo cũng đang diễn ra là những cái liên quan tới art. Hồi xưa vẽ trên giấy thì giờ mấy bạn chủ yếu vẽ trên máy tính, ipad. NFT sẽ là chứng chỉ cho những tranh vẽ trên thiết bị số. Xa hơn, những ông lớn Google, Amazon, Facebook, cụ thể nhất là Facebook sắp tới ra meta verse nó sẽ disrupt rất nhiều thứ, sắp tới những job về meta verse sẽ bùng nổ. Những công ty lớn tuyển dụng nhân sự blockchain rất lớn.
Có thể bạn quan tâm:
WorkHoursLove: Tăng Gia Hải Lam – Hãy trở thành người dẫn dắt, dù ở cấp độ nào
WorkHoursLove: Play to Earn – Từ chơi cho vui đến vui để kiếm tiền
Nguồn ảnh: Thanh Niên
Thuật xem chỉ tay đã cuốn hút con người suốt nhiều thế kỷ bởi lời…
Mối quan hệ mập mờ nghe có vẻ lý tưởng. Nhưng điều đó không có…
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…