Bị chối bỏ vào những thời kỳ trước và bây giờ ít được mọi người biết đến nhưng mondo phim vẫn là một thể loại phim dị biệt với những hình ảnh về cái chết, tình dục, bạo lực, nghèo đói,…
“Mondo film” là thuật ngữ của Ý dùng để mô tả cho thể loại phim tài liệu nhưng với những cảnh quay gây sốc người xem. Trong tiếng Anh nó còn được gọi là “Shockumentary” (kết hợp giữa shock + documentary).
Hội đồng kiểm duyệt phim của Anh đã có cái nhìn mù mờ về thể loại này, ban đầu cấm và sau đó kiểm duyệt và đồng ý phát hành tác phẩm đầu tiên của thể loại này là Mondo Cane (1962). Bộ phim là tập hợp của những thước phim tài liệu từ khắp nơi trên thế giới được 3 đạo diễn Paolo Cavara , Gualtiero Jacopetti và Franco Prosperi thực hiện. Vì lúc này chưa có internet và thế giới còn chưa được kết nối với nhau nên những hình ảnh về hủ tục rùng rợn của thổ dân châu Úc, cảnh săn giết dã man ở các nước châu Á, châu Đại Dương… tạo nên tiếng vang lớn.
Sau đó hàng loạt các tác phẩm về thể loại này được làm ra như Mondo Cane 2 (1963), Women of the World (1963), Africa Addio (1966) hay Goodbye Uncle Tom (1971), Savana violenta (1976)… Cho đến khi bộ phim nổi tiếng Faces of Death (1978) ra đời, chứa những cảnh quay trực tiếp về cái chết, tạo ra nỗi ám ảnh cho nhiều người. Nhất là ở phân cảnh tử hình bằng ghế điện, với máu trào ra từ hai mắt, trở thành cảnh quay kinh điển của thể loại phim này. Phim đem đến doanh thu cao và có thêm 5 phần nữa nhưng sau đó bị cấm chiếu ở Anh và hơn 40 quốc gia khác. Ngay cả tác phẩm được giới phê bình đánh giá tốt như The Killing Of America (1982) sau đó cũng không được phép phát hành.
BBC Four đã phát sóng bộ phim làm lại Roots, một trong những miniseries chiếu trên truyền hình Mỹ năm 1970 được xem nhiều nhất mọi thời đại. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên bán chạy của Alex Hailey và đã gây xôn xao vì miêu tả không mấy hay ho về nạn buôn bán nộ lệ xuyên Đại Tây Dương. Hay trong thời gian gần đây cũng có nhiều phim về đề tài nô lệ như Birth of a Nation, 12 Years a Slave và Django Unchained. Các bộ phim này chứa đủ những hình ảnh tồi tệ về những sự kiện có thật trong lịch sử, thông qua việc miêu tả sự tàn bạo của các chủ đồn điền da trắng, hay khung cảnh của những dinh thự trắng xa hoa nhuốm máu. Con người bị đối xử không khác gì động vật: bị đánh đập, bị buôn bán, trở thành nô lệ tình dục… chưa kể các cuộc nổi dậy bị đàn áp bằng bạo lực. Cả ba bộ phim này tìm cách gói gém những khoảng khắc đen tối nhất trong các thời điểm lịch sử bằng việc dàn dựng chúng trở thành những câu chuyện đầy cảm xúc.
Mặc dù người ta đã lên án nhiều về sự tàn bạo của những bộ phim từng đoạt giải Oscar này và bất bình trước nỗi kinh hoàng của chế độ nô lệ nhưng không biết là những bộ phim này vẫn còn tương đối nhẹ nhàng so với sự thật được quay từ các bộ phim Mondo ngày trước.
Một trong những bộ phim gây chú ý gần đây ở Liên hoan phim Cannes 2016 và được phát hành một số rạp ở Mỹ khiến người xem có cảm giác tương tự về những bộ phim mondo ngày trước là Raw (2016). Raw (tiếng Pháp: Grave) là một bộ phim chính kịch kinh dị năm 2016 do Julia Ducournau viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của G clear Marillier. Cốt truyện kể về Justine, một cô gái trẻ ngây thơ và ăn chay nhưng năm đầu tiên tại trường thú y khi trải qua một nghi thức nhập học kỳ quặc như: bắn máu động vật lên người hay ăn gan thỏ sống. Từ đó Justine có những thay đổi kỳ lạ, cô thèm ăn thịt người.
Bộ phim đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, với lời khen ngợi dành cho chỉ đạo và kịch bản của Ducournau, mặc dù đã vấp phải một số tranh cãi về nội dung, cùng những cảnh siêu thực, tình dục quái đản mà phim khai thác.
Phim Mondo trở thành di sản cho một thể loại phim độc đáo và không còn được nhắc đến nhiều ở thời điểm này. Nhưng không thể phủ nhận rằng các thước phim ngày trước đã lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử đáng quý và là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim sau này.