Những ‘ngôn ngữ tình yêu’ trong mối quan hệ tình cảm giờ đã quá cũ rồi. Bạn có biết rằng khái niệm này còn có thể áp dụng khi chúng ta đang làm việc không?
Trong vài thập kỷ qua, cuốn sách bán chạy nhất năm 1992 của New York Times, 5 Ngôn Ngữ Tình Yêu (The 5 Love Languages: How to Express Heartfelt Commitment to Your Mate) của vị mục sư và tác giả Gary Chapman, đã giúp các cặp đôi trên khắp thế giới tìm ra ‘lời yêu’ mà cả 2 bên đều mong muốn.
Nếu các bạn chưa biết, ‘ngôn ngữ tình yêu’ trong mối quan hệ được chia thành 5 loại: yêu bằng lời nói (words of affirmation), thời gian bên nhau (quality time), quà tặng (gifts), cử chỉ chu đáo (act of service), và đụng chạm thân thể (physical touch). Việc biết được ngôn ngữ tình yêu của ‘nửa kia’ sẽ giúp bạn làm cho người khác có cảm nhận được tình yêu thương.
Nhưng cũng có 1 điều mà ít biết ai biết, là vào năm 2007, ông Gary Chapman đã hợp tác với nhà tâm lý học và huấn luyện viên lãnh đạo Paul E. White để viết cuốn sách 5 Ngôn Ngữ Cảm Kích Tại Nơi Làm Việc (The 5 Languages of Appreciation in the Workplace). Theo ông Paul E. White, cuốn sách này được xuất bản để khuyến khích các tổ chức/công ty hoạt động hiệu quả hơn, bằng cách giải thích rằng lòng biết ơn ở nơi làm việc được hình thành qua 5 ‘ngôn ngữ tình yêu’ như thế nào.
Vì sao ở công sở cũng cần có ngôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích ?
Thực ra, gọi là ‘ngôn ngữ tình yêu’ nhưng nói đúng ra trong ngữ cảnh này là sự cảm kích/biết ơn của cá nhân trong môi trường công sở. Ông Paul E. White miêu tả sự cảm kích tại nơi làm việc giống như dầu trong một cỗ máy vậy. Có nó, động cơ sẽ hoạt động trơn tru. Vì vậy, sự nâng cao tinh thần đi kèm với một biểu hiện cảm kích tốt là điều nên làm ở môi trường công sở. Đó là còn chưa kể, sử dụng ‘ngôn ngữ cảm kích’ tại nơi làm việc sẽ khiến người được khen cảm thấy phấn chấn hơn.
“Các máy móc luôn có các bộ phận làm việc cùng nhau chặt chẽ. Nhưng khi đó sẽ tạo ra ma sát, lực lớn, nhiệt, và đôi khi là các tia lửa. Nếu không có dầu, máy sẽ tốn nhiều năng lượng hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.”,ông Paul E. White giải thích. Hơn nữa, sự cảm kích sẽ giúp các thành viên trong một tổ chức mà làm việc cùng nhau, sẽ hợp tác hơn nữa và giúp họ đạt được mục tiêu một cách hiệu quả hơn, ông bổ sung thêm.
Ông Paul E. White cũng nói thêm về 2 kết quả tích cực khi môi trường công sở có sự cảm kích đối với người khác đó là: giảm tỷ lệ nghỉ việc và làm cho tổ chức trở nên ‘hấp dẫn’ hơn đối với những ứng viên tiềm năng.
Đối với các nhà quản lý, nếu họ thường xuyên thể hiện sự cảm kích đến nhân viên của mình, thì họ sẽ tạo ra môi trường làm việc nơi mà đồng nghiệp ít cáu kỉnh hơn và ít quan tâm đến những tiểu tiết không quan trọng trong môi trường công sở, chẳng hạn như ai được chỗ đậu xe nào hoặc ai có ô làm việc lớn hơn.
“Khi các thành viên trong nhóm cảm thấy được trân trọng, nhiều thời gian và năng lượng sẽ được tập trung vào nhiệm vụ trước mắt và hoàn thành sứ mệnh của tổ chức.”,ông Paul E. White nói.
Vậy, các ‘ngôn ngữ cảm kích’ trong công việc là gì? Theo cuốn sách, chúng cũng khá tương đồng với những ‘ngôn ngữ tình yêu’, bao gồm: lời nói động viên (words of affirmation), khoảng thời gian ý nghĩa (quality time), quà tặng hiện hữu (tangible gifts), giao tiếp cơ thể phù hợp (appropriate physical touch) và hành động giúp đỡ (act of service).
Giống như trong các mối quan hệ, chúng ta thường thể hiện sự cảm kích theo cách mà mình thích cho hơn là theo cách mà người nhận mong muốn. Tuy nhiên, nhiều quản lý lại mặc định thể hiện sự cảm kích của họ qua một email cảm ơn hoặc một lời khen ngắn trong cuộc họp. Điều trên là không sai, nhưng lại không đúng đối tượng. Ông Paul E. White có nhận định sau:
“Vấn đề là, qua nghiên cứu với gần 400,000 nhân viên, chúng tôi nhận ra rằng việc sử dụng lời nói không phải là cách thức cảm kích ưa thích của hơn 50% nhân viên. Nếu một lãnh đạo hoặc đồng nghiệp chỉ sử dụng lời nói để thể hiện sự cảm kích, họ có thể không hiểu rõ tính cách của hơn một nửa số nhân viên trong tổ chức.”
Như vậy, để biết được đồng nghiệp hoặc nhân viên của bạn thích điều gì, bạn có thể trực tiếp hỏi hoặc chú ý đến cách họ thường thể hiện sự biết ơn. Ví dụ, cô Mai ở bộ phận kế toán có mang bánh trái lên sau khi công ty vì thành tích không? Quản lý cấp trung của bạn có viết email riêng, để khen ngợi hiệu suất của mọi người vào cuối tháng không? Như vậy, bạn có thể suy luận là cô Mai thuộc kiểu người thích những quà tặng hiện hữu, còn quản lý cấp trung kia là người thích truyền đi những lời nói động viên đấy.
Để biết rõ hơn, hãy cùng chúng tôi điểm qua 5ngôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích trong công sở sẽ trông như thế nào nhé.
5ngôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích trong môi trường công sở
1. Lời nói động viên (words of affirmation)
Người thích nhận được những lời nói động viên sẽ không quan trọng nếu nó được giao tiếp bằng lời nói hoặc viết ra; miễn nó là phản hồi tích cực là được. Bạn có thể khen ngợi vì những thành tích đạt được, hay thậm chí khen ngợi về các đặc điểm tính cách. Ví dụ: “Anh Hoàng rất đồng cảm khi giải quyết các khiếu nại của khách hàng.”
Nhìn chung, họ muốn nhận được lời khen cụ thể và được trao đổi một cách riêng tư. Nhưng điều này cũng phụ thuộc vào từng người. Một số có thể thích được khen ngợi bằng cách thông báo cho người khác biết về công việc tuyệt vời mà họ đang làm.
2. Khoảng thời gian ý nghĩa (quality time)
Khoảng thời gian ý nghĩa là cảm giác được trân trọng bằng cách dành thời gian với những người mà bạn coi trọng, từ cấp trên đến đồng nghiệp. Nhìn chung, một số hoạt động team-building hoặc các trải nghiệm chung, như Happy hour cứ mỗi 2 tuần vào thứ Sáu, hoặc các buổi nghỉ dưỡng hàng năm đều có thể được tính là ‘quality time’.
Nhưng cũng tùy thuộc vào từng người, bạn có thể dành thời gian riêng một mình để trao đổi một cách hiệu quả hơn. Chẳng hạn, một nhân viên có thể thực sự đánh giá cao người quản lý, nếu họ có thể dành chút thời gian để họp riêng hàng tuần hoặc 2 tuần 1 lần có thể là trực tiếp hoặc qua Zoom.
Về phương thức, bạn có thể hỏi về tình hình hiện tại của họ, lắng nghe họ một cách sâu sắc, và thảo luận về nguyện vọng nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân của họ. Hãy nhớ rằng, bạn nên cố gắng không dời lịch hoặc hủy luôn lịch gặp và đảm bảo rằng bạn đang chú ý đến điều mà nhân viên mình muốn nói.
3. Quà tặng hiện hữu (tangible gifts)
Nếu nhân viên hoặc đồng nghiệp của bạn thích những món quà cụ thể, thì đó phải là những quà tặng phù hợp với họ, không phải là thứ gì đó chung chung và mơ hồ. Ví dụ, nếu họ thích uống rượu, hãy tặng họ một loại khó tìm vào ngày sinh nhật của họ. Nếu người kia đam mê môn pickleball, hãy mua một cây vợt mà họ có thể sẽ không mua vì giá quá cao.
Quà tặng ở đây không cần phải đắt tiền hay phô trương. Quan trọng ở đây là bạn nên tặng thứ gì đó phản ánh sở thích và đam mê của nhân viên hoặc đồng nghiệp của bạn. Nhưng đôi khi, chúng cũng không nhất thiết phải là quà tặng vật chất. Ông Paul E. White nói rằng nóngôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích có thể là món quà về thời gian như nghỉ bù, thời gian linh hoạt hoặc thời gian nghỉ có lương.
“Cho nhân viên 1 ngày nghỉ để có thể làm việc vặt, đi mua sắm trong dịp lễ, tham dự sự kiện thể thao của con họ ở ngoài thành phố, hoặc chỉ đơn giản là có một ngày nghỉ cá nhân để làm điều gì đó thư giãn là những ví dụ tuyệt vời về việc sử dụng thời gian nghỉ như một món quà cụ thể.”, ông nói.
4. Giao tiếp cơ thể phù hợp (appropriate physical touch)
Ban đầu, Paul E. White thổ lộ rằng ông và Gary Chapman gặp khó khăn trong việc quyết định có nên thêm vàongôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích hay không. Cuối cùng, họ đã quyết định làm như vậy, bởi 2 lý do chính: Đầu tiên, họ không muốn ủng hộ cho một xã hội hoàn toàn không tiếp xúc cơ thể, ngay cả trong môi trường làm việc.
“Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc cơ thể phù hợp trong một mối quan hệ lành mạnh và trong một tình huống thích hợp, có thể rất ý nghĩa và thậm chí là mang tính chữa lành.”, ông nói. Paul E. White cũng lưu ý rằng mỗi người có quyền tự đặt ra giới hạn của mình và quyết định liệu họ có muốn giao tiếp cơ thể trong môi trường làm việc hay không.
Thứ hai, giao tiếp cơ thể tự nhiên xảy ra trong nhiều mối quan hệ lao động, chủ yếu là dưới dạng các hành động ăn mừng. “Một cái nắm tay cao hứng sau khi hoàn thành một dự án thành công, một cái nắm đấm sau khi sửa chữa một vấn đề, hoặc một cái bắt tay chúc mừng khi thực hiện được một giao dịch lớn là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.”, ông Paul E. White nói.
5. Hành động giúp đỡ (act of service)
Những hành động giúp đỡ đều xoay quanh việc hỗ trợ ai đó khi họ cần nhất. Những người thích được giúp đỡ sẽ có quan điểm là “Đừng nói bạn quan tâm; hãy cho tôi thấy điều đó”. Hãy tự hỏi bản thân thử: “Tôi có thể làm gì để giúp người này hoặc thực hiện một công việc hộ cho họ?” Họ sẽ khá là cảm kích khi mọi người tự nguyện giúp đỡ họ, trong khi người đó không yêu cầu.
Bạn có thể giúp người đó khi họ đang ‘chạy deadline’, làm việc vặt cho họ, mang đồ ăn và đồ uống khi họ làm việc muộn, hoặc giúp họ với một vấn đề về máy tính. Đối với cấp quản lý, bạn có thể kết nối họ với các người hướng dẫn hoặc nguồn tài liệu chuyên môn, cung cấp lớp đào tạo hoặc chia sẻ một cơ hội nghề nghiệp.
Suy cho cùng, khi thực hiện một hành động giúp đỡ, nghĩa là bạn đang giúp một ai đó hoàn thành một công việc hoặc tiến xa hơn. Tất cả những điều này đều là cách thể hiệnngôn ngữ tình yêu / ngôn ngữ cảm kích giúp mang lại hiệu quả tốt và tạo ra một văn hóa tích cực nơi công sở.
Xem thêm:5 suy nghĩ âm thầm phá hủy hạnh phúc trong công việc của bạn