Bạn là người “nước đến chân mới nhảy” hay có việc là bắt tay vào làm? Nếu là tuýp người đầu tiên, có thể bạn sẽ dễ thấy chán nản khi không có deadline “săn đuổi. Việc có một hạn mức hoàn thành công việc thường khiến chúng ta tập trung, có động lực làm việc hơn.Vậy phải làm sao để giữ vững khả năng làm việc hiệu quả khi sếp vẫn chưa chốt ngày nộp file?
Tự tạo deadline cho bản thân
Nếu bạn có thể làm việc tốt nhất khi có deadline thì tại sao không tự tạo ra chúng. Xét cho cùng, ta cũng đâu cần phải thụ động đợi người khác sắp xếp để tự lên kế hoạch cho mình.
Tuy nhiên, hãy bảo đảm rằng bạn luôn thực tế khi tự vạch ra những hạn mức deadline. Bạn cần cho bản thân đủ thời gian hoàn thiện công việc mà không phải cảm thấy căng thẳng, áp lực. Đặc biệt, ta cần phải tránh ôm đồm quá nhiều công việc hoặc đặt thời hạn hoàn thành quá sớm. Điều này có thể khiến chúng ta làm việc vội vàng, thậm chí là cẩu thả chỉ để kịp chạy đua với deadline “ảo” mà bản thân tự vạch ra.
Mặt khác, nếu những mốc deadline tự đặt ra có thời gian quá dài, ta có thể cảm thấy lười biếng, trì hoãn hoặc tự mãn vì mình đã hoàn thành mọi việc nhanh hơn dự kiến. Điều này sẽ đi ngược lại với mục đích tự đặt deadline của bạn.
Chia nhỏ dự án
Hầu hết các công việc không có deadline cụ thể thường là bởi tính chất của chúng. Những công việc này có thể sẽ tốn một khoảng thời gian dài để hoàn thiện, hoặc vì có quá nhiều công việc bên lề phức tạp khiến một vài nhiệm vụ không được ưu tiên. Nếu bạn thấy mình đang ở trong trường hợp này, hãy bắt đầu bằng việc chia nhỏ dự án thành từng phần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát đầu việc có thể đi từng bước để về đích.
Khi chia nhỏ công việc, ta cũng sẽ cảm thấy nhiệm vụ này có vẻ đơn giản, dễ hoàn thành hơn. Thay vì theo đuổi một mục tiêu không nhìn thấy đích, ta có thể chia nhỏ hành trình và học cách hưởng thức, ăn mừng những chiến thắng nhỏ. Điều này không chỉ mang lại động lực mà còn giúp bạn tự tin trong việc hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Phát triển các thói quen năng suất
Dù deadline có tồn tại hay không, việc phát triển các thói quen giúp tăng năng suất vẫn sẽ giúp bạn giữ được nguồn năng lượng tràn trề sau mỗi ngày làm việc.
Ví dụ: Mỗi khi thấy bế tắc hoặc chán nản trong công việc, ta sẽ có xu hướng chơi điện thoại hoặc lướt Facebook để giải tỏa căng thẳng. Giờ đây hãy thử thay thế thói quen đó bằng việc uống nước hoặc đứng dậy đi bộ, hít thở để giúp não bộ thư giãn. Bạn cũng có thể áp dụng công thức 25-5, tức là làm việc trong 25 phút và nghỉ 5 phút. Nhờ việc chia thời gian để làm việc và nghỉ ngơi như vậy, cơ thể bạn sẽ được “sạc” điện để sẵn sàng tập trung trở lại.
Làm việc theo từng giai đoạn
Giả sử bạn được sếp giao cho một dự án không có deadline và đề nghị bạn có thể nộp vào bất cứ thời điểm nào sau khi hoàn thành công việc. Lúc này, ta sẽ có nhiệm vụ tập trung hoàn thiện dự án và đảm bảo mình sẽ tạo ra một sản phẩm chất lượng nhất có thể trước khi bị hỏi về tiến độ.
Một trong những cách tốt nhất để hoàn thiện dự án trong hoàn cảnh này là làm việc theo từng giai đoạn. Hãy dành ra từ một đến hai tiếng mỗi ngày để tập trung hoàn thiện dự án đó. Mốc thời gian này gần như đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thiện các đầu việc một cách toàn diện – theo đúng kì vọng về hiệu suất của quản lý.
Tìm kiếm động lực và lý do để làm việc
Đây có lẽ là điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ. Để có hứng thú làm việc, hãy tìm lý do và dựa vào đó để tạo động lực làm việc cho chính mình. Xét cho cùng, không gì thúc đẩy một người phấn đấu tốt hơn những mục tiêu và đam mê của họ. Một vài lý do có cải thiện năng xuất làm việc của bạn bao gồm: Tiết kiệm tiền để du lịch, chăm lo cho gia đình, chứng tỏ bản thân trong lĩnh vực mình tham gia hoặc đơn giản là, “làm xong để còn nhanh chóng hoàn thành việc khác.” v.v…
Theo Calendar
Có thể bạn quan tâm:
Người có trí thông minh cảm xúc cao vì sao lại được ưa thích?
Lợi ích “cực thích” của việc đặt ra mục tiêu
#NgườiLớnĐiLàm: Xử lý môi trường làm việc độc hại
VIỆC LÀM MỚI NHẤT TỪ JobHopin
Thảo luận về bài viết