[text_output]Chúng ta là những người bình thường mơ ước trở thành siêu anh hùng, mà đâu hiểu rằng trong những bộ phim siêu anh hùng, họ chỉ đơn thuần mơ ước được là người bình thường.
Điều này cũng giống như khi bạn mơ ước trở thành một thiên tài – được nhiều người ngưỡng mộ, được làm điều vĩ mô. Thế nhưng sau khi xem các bộ phim tiểu sử về cuộc đời họ, có thể bạn sẽ thấy rằng “Ờ, thật ra mình cũng không mong trở thành như vậy lắm!”
Hình tượng những kẻ thiên tài thường rất cô độc. Bởi lối tư duy, hành xử khác người, họ thường khó hiểu và tự tách mình khỏi xã hội. Khi xem phim, bạn có thể đâu đó bắt gặp hình ảnh họ đang ăn uống, trò chuyện, làm việc một mình. Họ gặp khó khăn và tự giải quyết. Họ có niềm vui và tự mình hưởng. Họ tạo ra một thế giới riêng biệt để không quan tâm tới mọi thứ ồn ào bên ngoài. Thế nhưng, điều đó có thực sự ổn?
Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời sau khi xem ba bộ phim The Millennials Life giới thiệu dưới đây. Hoặc nếu một ngày bỗng dưng cảm thấy thật đơn độc, bạn cũng có thể mở chúng ra xem. Tới phút cuối cùng, rồi bạn sẽ thấy đời mình vẫn còn đẹp lắm.
#1 The Imitation Game
Sự cô độc của nhân vật chính, Alan Turing được thể hiện từ phút đầu tới phút cuối bộ phim.
Trong thế chiến thứ 2, Alan tham gia dự án tối mật của chính phủ về việc giải mã Enigma, chiếc máy liên lạc nội bộ của phát xít Đức trong việc tác chiến. Enigma có khoảng một trăm năm mươi chín triệu triệu triệu (159 và 18 số không đằng sau) mật mã cần giải mỗi ngày. Chúng tự động thay đổi cơ chế hoạt động sau 12h và Alan cùng nhóm cộng sự chỉ có 18 tiếng để giải mã. Đây là nhiệm vụ bất khả thi, bởi dù làm việc liên tục 24/7 thì ông vẫn cần tới hơn 20 triệu năm để thử hết khả năng. “Cứ mỗi giây trôi qua lại có 3 người lính thiệt mạng bởi Enigma”, vậy nếu 20 triệu năm thì bao nhiêu người?
Alan Turing đã chế tạo một chiếc máy có khả năng phân tích hàng triệu triệu triệu dữ liệu mỗi ngày (tiền đề của khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo). Mọi người chế giễu và tách biệt ông khỏi tập thể. Alan là người kiêu căng, kiệm lời, không cần bất kỳ ai. Ông một mình nghiên cứu, mày mọ, chế tạo chiếc máy. Song song với cuộc chiến bom đạn bên ngoài, bộ phim còn xuất sắc khắc họa một cuộc chiến âm ỉ, thầm lặng ẩn sâu bên trong con người thiên tài lập dị. Alan là người đồng tính và bộ phim có nhắc tới một phần giai đoạn ông đau khổ đấu tranh vì điều này.
[/text_output]
Điều này cũng giống như khi bạn mơ ước trở thành một thiên tài – được nhiều người ngưỡng mộ, được làm điều vĩ mô. Thế nhưng sau khi xem các bộ phim tiểu sử về cuộc đời họ, có thể bạn sẽ thấy rằng “Ờ, thật ra mình cũng không mong trở thành như vậy lắm!”
Hình tượng những kẻ thiên tài thường rất cô độc. Bởi lối tư duy, hành xử khác người, họ thường khó hiểu và tự tách mình khỏi xã hội. Khi xem phim, bạn có thể đâu đó bắt gặp hình ảnh họ đang ăn uống, trò chuyện, làm việc một mình. Họ gặp khó khăn và tự giải quyết. Họ có niềm vui và tự mình hưởng. Họ tạo ra một thế giới riêng biệt để không quan tâm tới mọi thứ ồn ào bên ngoài. Thế nhưng, điều đó có thực sự ổn?
Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời sau khi xem ba bộ phim The Millennials Life giới thiệu dưới đây. Hoặc nếu một ngày bỗng dưng cảm thấy thật đơn độc, bạn cũng có thể mở chúng ra xem. Tới phút cuối cùng, rồi bạn sẽ thấy đời mình vẫn còn đẹp lắm.
#1 The Imitation Game
Sự cô độc của nhân vật chính, Alan Turing được thể hiện từ phút đầu tới phút cuối bộ phim.
Trong thế chiến thứ 2, Alan tham gia dự án tối mật của chính phủ về việc giải mã Enigma, chiếc máy liên lạc nội bộ của phát xít Đức trong việc tác chiến. Enigma có khoảng một trăm năm mươi chín triệu triệu triệu (159 và 18 số không đằng sau) mật mã cần giải mỗi ngày. Chúng tự động thay đổi cơ chế hoạt động sau 12h và Alan cùng nhóm cộng sự chỉ có 18 tiếng để giải mã. Đây là nhiệm vụ bất khả thi, bởi dù làm việc liên tục 24/7 thì ông vẫn cần tới hơn 20 triệu năm để thử hết khả năng. “Cứ mỗi giây trôi qua lại có 3 người lính thiệt mạng bởi Enigma”, vậy nếu 20 triệu năm thì bao nhiêu người?
Alan Turing đã chế tạo một chiếc máy có khả năng phân tích hàng triệu triệu triệu dữ liệu mỗi ngày (tiền đề của khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo). Mọi người chế giễu và tách biệt ông khỏi tập thể. Alan là người kiêu căng, kiệm lời, không cần bất kỳ ai. Ông một mình nghiên cứu, mày mọ, chế tạo chiếc máy. Song song với cuộc chiến bom đạn bên ngoài, bộ phim còn xuất sắc khắc họa một cuộc chiến âm ỉ, thầm lặng ẩn sâu bên trong con người thiên tài lập dị. Alan là người đồng tính và bộ phim có nhắc tới một phần giai đoạn ông đau khổ đấu tranh vì điều này.
[/text_output]
[text_output]Phim hay, hay theo kiểu rất lạ. Cuộc đời Alan có quá nhiều giai đoạn biến cố nhưng chúng vẫn được thể hiện đầy đủ trong hơn một trăm mười phút. Benedict Cumberbatch thủ vai chính và nếu là fan của series Sherlock Holmes, bạn sẽ thấy hình tượng này khá quen. Lúc bình thản điềm tĩnh, lúc điên cuồng vội vàng, Benedict là mẫu diễn viên điển hình cho hình tượng nhân vật thiên tài, thám tử, dị nhân. Ông nhận nhiều ủng hộ cho vai diễn này không chỉ bởi diễn xuất xuất sắc, mà còn bởi các hoạt động ủng hộ giới tính LGBT tích cực ngoài đời thực.
Tuy nhiên, The Imitation Game không hẳn là bộ phim dễ xem. Phim có diễn biến nhanh và bối cảnh đan xen liên tục ba giai đoạn: Alan hồi nhỏ, Alan trong thế chiến và Alan thời điểm hiện tại. Dù không phải thể loại tâm lý tình cảm, bộ phim vẫn khiến nhiều người (có cả mình) cảm thấy xúc động. Đặc biệt chi tiết ông đứng bên tác phẩm lớn trong căn phòng nhỏ và hình ảnh cuối cùng khi ông cùng cộng sự đốt toàn bộ dữ liệu về dự án dưới ngọn lửa bùng.
Chỉ sau khoảng sáu tháng ra mắt, doanh thu phòng vé The Imitation Game thu về hơn hai trăm hai bảy triệu đô – gấp mười sáu lần kinh phí sản xuất. Bộ phim cũng được đề cử nhiều giải về biên kịch, đạo diễn, diễn viên hay nhất tại giải Oscar lần thứ 87. Đây là thành quả xuất sắc ở thể loại phim tiểu sử vốn kén người xem.
#2 A Beautiful Mind
A Beautiful Mind thuộc dòng tiểu sử kể về cuộc đời nhà kinh tế học John Nash, người từng đoạt giải Nobel và chuyện tình đẹp của ông với Alicia. Nội dung sẽ không đề cập quá chi tiết, bởi bộ phim có những chiếc twist bạn nhất định phải xem mới có thể hiểu và cảm nhận.
Nhiều người nói rằng John Nash thật may mắn, dù cuộc đời gặp bao biến cố, bên ông mãi luôn có Alicia đồng hành thì với mình, John vẫn là người rất (từng rất) cô độc. Bằng cách nhìn vào người bạn thân bên ông suốt những năm đại học hay người cộng sự cùng ông suốt những năm nghiên cứu, ta mới hiểu ông phải khó khăn nhường nào khi một mình đối mặt với sự thật. John thực sự khiến người xem cảm phục và ngưỡng mộ.
Xem Một tâm hồn đẹp, để thấy đời đẹp hơn, đó là điều mình vẫn thường nói khi nhắc về bộ phim. Phim đẹp, đẹp từ diễn viên, bối cảnh, hình ảnh, diễn xuất tới cả những tiểu tiết, lời thoại. Thậm chí, phiên bản John Nash và Alicia ngoài đời thực cũng cực xuất sắc.
#3 The Social Network
Cách Mark Zuckerberg tạo ra Facebook có thể tóm gọn trong đôi dòng: Hôm đó thất tình, về nhà viết blog, hack vài chiếc ảnh, và rồi ra đời một công ty tỷ đô. Mọi điều với Mark thật đơn giản. Mọi điều với bạn cũng đơn giản vậy, (dĩ nhiên), nếu bạn đủ tài năng.
The Social Network kể về một giai đoạn nhỏ trong cuộc đời Mark Zuckerberg khi anh bắt đầu quá trình khởi tạo và xây dựng Facebook. Dù nội dung chỉ xoay quanh giai đoạn mạng xã hội này phát triển, nhưng Aaron Sorkin, biên kịch bộ phim lại nói, “Điều thu hút tôi tham gia dự án này không phải Facebook”. Chúng vẫn hay ho và tò mò với nhiều người như vốn có. The Social Network không đơn thuần kể về câu chuyện một sản phẩm được tạo ra bởi một cá nhân như thế nào, mà tình bạn, niềm tin, sự đố kỵ, quyền lực được nổi bật hơn hẳn.
Trong phim, bên cạnh việc tạo ra Facebook, Mark còn trải qua vụ kiện tranh chấp với Eduardo – người từng là bạn thân nhất cùng sáng lập Facebook và anh em nhà Winklevoss – người tự nhận là cha đẻ thật sự của ý tưởng xây dựng một mạng xã hội kết nối cộng đồng. Dù đứng trước vụ kiện ảnh hưởng tới quyền lợi chính mình, Mark không có nhiều thoại tự thanh minh, giải thích. Anh khá kiệm lời và có nói một câu cuối phim khi luật sư chuẩn bị ra về, “Tôi không phải kẻ xấu!” rồi liền sau đó là hình ảnh chàng tỷ phú ngồi một mình giữa căn phòng lớn. Khá thích chi tiết này. Chúng khiến bản thân nhận ra đôi khi mình biết mình không phải vậy, nhưng vẫn phải sống chung với chúng.
The Social Network khá hài hước, đơn giản, dễ xem. Tuy vậy, đây không hẳn là bộ phim dễ hiểu với nhiều người. Một phần vì thoại nhanh, một phần vì bối cảnh quá khứ – hiện tại đan xen liên tục, diễn viên không có nhiều thay đổi về trang phục, đầu tóc, gương mặt nên dễ cảm thấy bối rối nếu không tập trung. Năm 2011, bộ phim đạt nhiều giải thưởng từ đạo diễn, diễn viên, biên kịch, dựng phim… xuất sắc nhất tại Oscar và Quả cầu vàng. Dù bị Mark Zuckerberg phiên bản nguyên mẫu từ chối độ xác thực, bộ phim vẫn được nhiều người tin vào và đánh giá cao.
The Imitation Game sản xuất năm 2014, A Beautiful Mind năm 2001 và The Social Network năm 2010. Bởi phát hành đã lâu, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm xem lại ở bất kỳ trang nào. Và rồi liệu sau khi xem xong, bạn còn mơ ước trở thành thiên tài?
The Millennials Life.[/text_output]
Tuy nhiên, The Imitation Game không hẳn là bộ phim dễ xem. Phim có diễn biến nhanh và bối cảnh đan xen liên tục ba giai đoạn: Alan hồi nhỏ, Alan trong thế chiến và Alan thời điểm hiện tại. Dù không phải thể loại tâm lý tình cảm, bộ phim vẫn khiến nhiều người (có cả mình) cảm thấy xúc động. Đặc biệt chi tiết ông đứng bên tác phẩm lớn trong căn phòng nhỏ và hình ảnh cuối cùng khi ông cùng cộng sự đốt toàn bộ dữ liệu về dự án dưới ngọn lửa bùng.
Chỉ sau khoảng sáu tháng ra mắt, doanh thu phòng vé The Imitation Game thu về hơn hai trăm hai bảy triệu đô – gấp mười sáu lần kinh phí sản xuất. Bộ phim cũng được đề cử nhiều giải về biên kịch, đạo diễn, diễn viên hay nhất tại giải Oscar lần thứ 87. Đây là thành quả xuất sắc ở thể loại phim tiểu sử vốn kén người xem.
#2 A Beautiful Mind
A Beautiful Mind thuộc dòng tiểu sử kể về cuộc đời nhà kinh tế học John Nash, người từng đoạt giải Nobel và chuyện tình đẹp của ông với Alicia. Nội dung sẽ không đề cập quá chi tiết, bởi bộ phim có những chiếc twist bạn nhất định phải xem mới có thể hiểu và cảm nhận.
Nhiều người nói rằng John Nash thật may mắn, dù cuộc đời gặp bao biến cố, bên ông mãi luôn có Alicia đồng hành thì với mình, John vẫn là người rất (từng rất) cô độc. Bằng cách nhìn vào người bạn thân bên ông suốt những năm đại học hay người cộng sự cùng ông suốt những năm nghiên cứu, ta mới hiểu ông phải khó khăn nhường nào khi một mình đối mặt với sự thật. John thực sự khiến người xem cảm phục và ngưỡng mộ.
Xem Một tâm hồn đẹp, để thấy đời đẹp hơn, đó là điều mình vẫn thường nói khi nhắc về bộ phim. Phim đẹp, đẹp từ diễn viên, bối cảnh, hình ảnh, diễn xuất tới cả những tiểu tiết, lời thoại. Thậm chí, phiên bản John Nash và Alicia ngoài đời thực cũng cực xuất sắc.
#3 The Social Network
Cách Mark Zuckerberg tạo ra Facebook có thể tóm gọn trong đôi dòng: Hôm đó thất tình, về nhà viết blog, hack vài chiếc ảnh, và rồi ra đời một công ty tỷ đô. Mọi điều với Mark thật đơn giản. Mọi điều với bạn cũng đơn giản vậy, (dĩ nhiên), nếu bạn đủ tài năng.
The Social Network kể về một giai đoạn nhỏ trong cuộc đời Mark Zuckerberg khi anh bắt đầu quá trình khởi tạo và xây dựng Facebook. Dù nội dung chỉ xoay quanh giai đoạn mạng xã hội này phát triển, nhưng Aaron Sorkin, biên kịch bộ phim lại nói, “Điều thu hút tôi tham gia dự án này không phải Facebook”. Chúng vẫn hay ho và tò mò với nhiều người như vốn có. The Social Network không đơn thuần kể về câu chuyện một sản phẩm được tạo ra bởi một cá nhân như thế nào, mà tình bạn, niềm tin, sự đố kỵ, quyền lực được nổi bật hơn hẳn.
Trong phim, bên cạnh việc tạo ra Facebook, Mark còn trải qua vụ kiện tranh chấp với Eduardo – người từng là bạn thân nhất cùng sáng lập Facebook và anh em nhà Winklevoss – người tự nhận là cha đẻ thật sự của ý tưởng xây dựng một mạng xã hội kết nối cộng đồng. Dù đứng trước vụ kiện ảnh hưởng tới quyền lợi chính mình, Mark không có nhiều thoại tự thanh minh, giải thích. Anh khá kiệm lời và có nói một câu cuối phim khi luật sư chuẩn bị ra về, “Tôi không phải kẻ xấu!” rồi liền sau đó là hình ảnh chàng tỷ phú ngồi một mình giữa căn phòng lớn. Khá thích chi tiết này. Chúng khiến bản thân nhận ra đôi khi mình biết mình không phải vậy, nhưng vẫn phải sống chung với chúng.
The Social Network khá hài hước, đơn giản, dễ xem. Tuy vậy, đây không hẳn là bộ phim dễ hiểu với nhiều người. Một phần vì thoại nhanh, một phần vì bối cảnh quá khứ – hiện tại đan xen liên tục, diễn viên không có nhiều thay đổi về trang phục, đầu tóc, gương mặt nên dễ cảm thấy bối rối nếu không tập trung. Năm 2011, bộ phim đạt nhiều giải thưởng từ đạo diễn, diễn viên, biên kịch, dựng phim… xuất sắc nhất tại Oscar và Quả cầu vàng. Dù bị Mark Zuckerberg phiên bản nguyên mẫu từ chối độ xác thực, bộ phim vẫn được nhiều người tin vào và đánh giá cao.
The Imitation Game sản xuất năm 2014, A Beautiful Mind năm 2001 và The Social Network năm 2010. Bởi phát hành đã lâu, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm xem lại ở bất kỳ trang nào. Và rồi liệu sau khi xem xong, bạn còn mơ ước trở thành thiên tài?
The Millennials Life.[/text_output]