Cụ thể work-life balance là gì thì không rõ, nhưng có những thứ sau đây:
Mỗi ngày có 24 tiếng, chia làm 3: ngủ 8 tiếng, làm 8 tiếng và những thứ còn lại trong 8 tiếng.
‘Những thứ còn lại’ này là đi lại, ăn uống, vệ sinh cơ thể, làm những điều cần-làm-nên-làm-phải-làm như giao tiếp với gia đình, học tập thêm gì đó, tận hưởng không gian riêng tư, làm điều mình thích.
Dĩ nhiên, một hoạt động cần có nữa là giữ cho cơ thể ở mức bền bỉ và dẻo dai nhờ vào tập luyện.
Photo: Michael Parkin
Người ta khuyên rằng nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể có đủ thời gian phục hồi. Ngủ ít hơn sẽ mệt, ngủ nhiều hơn cũng mệt.
Ngủ quá ít sẽ dẫn đến cơ thể thiếu sự phục hồi cần thiết, chúng ta hay gọi là thiếu ngủ. Thiếu ngủ thì làm gì cũng chậm chạp. Mặt thì đờ đẫn, não thì ‘rơi rớt’.
Người ta khuyên rằng cần ăn uống tử tế, đúng giờ, đủ bữa.
Nếu sai thì cơ thể dư hoặc thiếu chất. Nếu bừa bãi lung tung thì các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đau bao tử, gan, thận, vân vân.
Người ta khuyên rằng cơ thể cần tập tành để duy trì sự dẻo dai linh hoạt.
Thói quen tập luyện tốt tạo nên một nền tảng thể lực tốt, giúp chúng ta tăng độ bền trong các hoạt động đôi khi vượt quá giới hạn bản thân.
Photo: Mustafa Kural
Cơ thể được hình thành và rèn giũa trong 20 năm đầu đời, được sử dụng và gìn giữ trong 20 năm tiếp theo và dần dà suy yếu trong 20 năm cuối đời.
Nếu dùng tốt giữ tốt, 10 năm của giai đoạn 20 tuổi thật sự đáng sống và 10 năm tiếp theo của năm 30 tuổi là quãng thời gian đủ để cảm nhận được sự bền bỉ dẻo dai. Nếu không gìn giữ tốt, qua 30 quả thật cuộc đời… bi kịch.
Người ta nói làm việc tập trung và hiệu quả chỉ thường diễn ra trong các quãng:
– 25 phút cho một việc nhỏ, rồi nghỉ chút.
– 2 tiếng cho một việc to, rồi nghỉ chút.
Mỗi ngày cũng chỉ cần hai hoặc ba lần 2 tiếng làm việc tập trung và hiệu quả là đủ.
Photo: Darya Semenova
Ai nhiều hơn cũng được, miễn làm nổi. Muốn làm nổi thì cần có một cơ thể đủ khỏe và đầu óc đủ minh mẫn.
8 tiếng đi làm thường là đủ cho 2-3 đợt tập trung làm việc. Đó là lý do rất nhiều người không nhận thêm việc freelance sau giờ làm dù họ có thể kiếm tiền.
Biết lựa chọn, dừng đúng lúc và chịu chấp nhận rằng mình kiếm ít đi một chút để gìn giữ một số thói quen tốt cho cơ thể là điều không phải ai cũng làm được.
Thế nên, nói một cách đơn giản, work-life balance là chuyện ngủ đủ 8 tiếng, làm tử tế tập trung và hiệu quả trong 8 tiếng và sử dụng một cách hợp lý khoản 8 tiếng còn lại cho những thứ khác.
Đừng quên 30 phút tập luyện mỗi ngày, không cần hơn. Đừng quên ăn uống tử tế và cũng đừng quên cư xử tử tế. Xấu tính tuy vui nhưng làm cho cơ thể tích một năng lượng không lành mạnh lắm.
Tóm lại, làm việc nhiều không chết. Làm việc quá sức + thiếu điều độ + thiếu sự rèn luyện + ăn uống, tiếp nạp quá nhiều những thứ không cần thiết cho cơ thể như rượu/bia/cần/cỏ và cả cà phê (dĩ nhiên), dù ngon và ngầu (dĩ nhiên) + căng thẳng/trầm cảm + ngủ quá ít liên tục trong một thời gian dài thì mới chết.
Cơ thể tích tụ đủ lâu những năng lượng xấu và thiếu sự chăm sóc cũng như một tòa thành lắm mối mọt, mục ruỗng từ bên trong. Không sớm thì muộn, chỉ một tác động nhỏ cũng làm giọt nước tràn ly.
Hãy tìm hiểu về yoga và tập yoga, thưa các bạn.
Lời cuối xin khuyên như thế.
Xem thêm:
#NgườiLớnĐiLàm: 15 tips để thành “siêu nhân” trong công việc
#NgườiLớnĐiLàm: Bạn là “chim sớm” hay là “cú đêm”?
#NgườiLớnĐiLàm: Những thói quen nhỏ nhưng cần thiết trong công việc
#NgườiLớnĐiLàm: Đừng chết chìm trong hộp email ngập tới cổ
Liệu điều này có phải chỉ là kết quả của sự nhàm chán trong đời…
Những "công thức" sau đây đã khiến cho hàng thế hệ độc giả và khán…
Không ai mong muốn bản thân bị burnout vì công việc cả. Thế thì làm…
Khi càng ngày nhiều phụ nữ giữ vị trí dẫn dắt ở các tổ chức,…
Mặc dù khác biệt, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo, chọn lọc…
"Những địa hạt phù du" đã mang đến góc nhìn mới mẻ và đầy triết…