Ocean Vương là người Mỹ gốc Việt 33 tuổi, vừa được trao một giải thưởng văn chương danh giá của Mỹ. Anh được người Mỹ đánh giá là thiên tài văn chương mới của nước Mỹ.
Ocean Vương sinh năm 1988, tên khai sinh do cha đặt là Vương Quốc Vinh, là con trai trong gia đình 6 người cư ngụ trong một căn chung cư có một phòng ngủ, ở vùng Harford, Connecticut. Nơi đây đã để lại dấu ấn trong cuộc đời và trong thơ văn của Ocean Vương.
Trong một lần phỏng vấn, được hỏi nguồn thơ của Ocean Vương từ đâu ra, anh đã trả lời mặc dù mẹ anh mù chữ, nhưng khi đặt tên cho anh, bà đã nghĩ đến Thái Bình Dương, là biển nối liền Mỹ với quê hương Việt Nam là có ý thơ rồi. Ngoài ra, anh còn được giáo dục bởi 3 người phụ nữ: bà ngoại, mẹ và dì Mai, những người đã đọc thơ, kể chuyện, hát ca dao cho anh nghe, do đó thơ đã thấm vào hồn anh từ thuở nhỏ.
Các tập thơ và tiểu thuyết của anh được phát hành trên khắp thế giới với 30 ngôn ngữ. Giới chuyên môn nhận định anh có khả năng sẽ đoạt giải Nobel văn chương trong tương lai không xa. Trong số xuất bản năm 2016, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình chọn anh là một trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của nhân loại.
Tập thơ Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt, quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “hiện tượng văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp.
Ocean Vương chia sẻ, thuở còn bé, anh thường đi thư viện và miệt mài trong sách vở, khi anh nghe được bài diễn văn của mục sư Martin Luther King Jr “I have a dream” thì anh bắt đầu có một giấc mơ của riêng mình.
Từ một chú bé cô đơn, bị hiếp đáp trên xe bus, trên đường đi học, tìm an ủi trong sách vở, bắt đầu làm thơ. Thầy giáo nghĩ là anh đạo văn bởi vì ông không thể tưởng tượng một học trò nghèo, xuất thân từ gia đình mù chữ, phát âm chữ THE cũng ngọng thì làm sao có thể làm thơ hay như vậy, nên phạt anh về tội ăn cắp thơ. Nhưng người thầy ấy đã lầm, một thiên tài vừa xuất hiện mà ông không biết! Ocean Vương kể: tôi viết rất chậm, xem từ ngữ như một vật thể, tôi luôn cố tìm từ ngữ trong từ ngữ:
Tôi bước vào đời mình Cách từ ngữ Bước vào tôi
Nói về chuyện đọc sách, anh viết:
Ôi thằng con ngốc Con có thể lạc lối trong mọi cuốn sách Nhưng không bao giờ quên được chính mình.
Vào đại học, lúc đầu anh đã chọn marketing vì hi vọng sẽ kiếm được nhiều tiền để giúp gia đình, nhưng sau 8 tuần thì bỏ học vì biết mình đã chọn sai, sau đó Ocen Vương đổi qua Brooklyn College của Đại học New York để theo học văn chương Anh thế kỷ 19. Anh lấy bằng BA, sau đó tốt nghiệp MFA về thơ của Đại học New York, hiện nay làm giảng sư MFA ở Đại học Massachusetts, TP Amherst.
Các giải thưởng anh đã nhận được:
- 2010 (22 tuổi): Academy of American Poets University and College Poetry Prize.
- 2012 : Stanley Kunitz Prize for younger poets.
- 2013 : The Elizabeth George Foudation Fellowship.
- 2013 : Chad Walsh Prize, Beloit Poetry Journal.
- 2014 : Pushcart Prize.
- 2014 : Ruth Lily/Sargent Rosenberg Fellowship.
- 2015 : The Narrative Prize.
- 2016 : Whiting Award for Poetry.
- 2017 : Forward Prize for Poetry Felix Dennis Prize for Best First
New Yorker bình luận: “Ocean Vương là người sửa lại ngôn ngữ tiếng Anh”.Tạp chí Foreign Policy bình chọn Ocean Vuong là 1 trong 100 nhà tư tưởng hàng đầu của nhân loại, năm 2016.
Cùng đọc một số bài thơ đặc sắc của của Ocean Vương
VỀ CHA:
Đừng lo, cha mày chỉ là cha mày. Cho đến, khi một người trong nhà quên mất. Giống như cách mà xương sống, Không nhớ hai cánh tay.
VỀ BÀ NGOẠI:
Trong tập thơ Burning
Ngoại tôi hôn. Như thể bom đang nổ sau nhà, Nơi mà bạc hà và hoa lài toả hương, Qua cửa sổ bếp, ………. Khi ngoại tôi hôn, sẽ không Có âu yếm cầu kỳ, không âm nhạc Tây phương Của đôi môi mím chặt, ngoại hôn như để hút lấy Bạn vào trong bà.
Ocean Vương như đóa sen, mọc từ bùn, vươn lên và tỏa hương. Anh đi từ no one (không là ai) trở nên anyone (bất cứ ai) rồi trở thành someone (một người hơn người).
Summer in the mind, God opens his other eye: Two moons in the lake”.