Khi nhắc đến việc mua quần áo mới, giá cả không phải là yếu tố duy nhất khiến bạn bối rối và cũng không đảm bảo được chính xác chất lượng của món đồ. Vậy thì chất lượng của một bộ quần áo còn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chìa khóa để có vẻ ngoài tinh tế với túi tiền tiết kiệm và các trang phục có chất lượng phù hợp thì bạn sẽ phải tích luỹ cho mình kha khá kinh nghiệm về chất liệu, kiểu dáng thiết kế và các đường may. Và với một số khách hàng thông minh việc đọc rõ thông tin qua tag sản phẩm, hoặc tag vải được đính kèm trên mỗi sản phẩm trở thành những tips chọn mua quần áo đúng đắn.
1. Giá cả có là yếu tố giúp bạn mua quần áo lượng không?
Trước khi một món đồ may mặc xuất hiện trên kệ, nó đã phải trải qua một chuỗi cung ứng dài và phức tạp, bắt đầu từ nhà máy ở nước ngoài. Margaret Bishop, một giáo sư tại một số trường đại học thời trang hàng đầu ở New York City cho biết: “Các công ty thực hiện sản xuất thường hoạt động với lợi nhuận không cao, ngay cả khi bị trả lương rất thấp.”
Vải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá thành khi bạn mua quần áo. Các loại sợi cao cấp như lụa, cashmere và sợi bông hữu cơ đều có giá thành cao. Sau đó có thể tính đến là chi phí lao động, vận chuyển, thuế nhập khẩu và chi phí phân phối, tất cả đều góp phần tác động vào chi phí chung của các nhà sản xuất, người thường có ít có quyền đàm phán nhất trong chuỗi cung ứng.
Trái lại, các thương hiệu và nhà bán lẻ quần áo có thể tạo ra biên lợi nhuận cao hơn nhiều bằng cách tăng giá sản phẩm. Ngành công nghiệp thời trang cao cấp đã bình thường hóa ý tưởng rằng một số nhãn hiệu có giá trị khổng lồ trở nên phổ biến thông qua chiến lược tiếp thị thông minh và cách định vị thương hiệu.
“Một hiểu lầm phổ biến là nếu bạn trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm, bạn sẽ mua được quần áo có chất lượng tốt hơn,” Bishop cho biết. “Điều đó không nhất thiết đúng. Bạn có thể trả 1.500 đô la cho một chiếc áo blouse được làm từ chất liệu kém chất lượng và cấu trúc kém chất lượng. Nó chỉ đơn giản là có một thương hiệu hoặc một diện mạo mà mọi người sẵn sàng trả một số tiền điên rồ.“
Chắc chắn có thể tìm thấy những sản phẩm tốt mà không cần phải chi trả quá cao, nhưng cũng có những giới hạn rằng một nhà bán lẻ chỉ có thể giảm giá đến mức nhất định để không làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: “Nếu bạn trả 9 đô hoặc 15 đô cho một chiếc váy, và đó là giá thường không được giảm giá nhiều lần, thì không cách nào bạn có thể mua được sản phẩm với chất liệu vải và cấu trúc chất lượng tốt,” Bishop nói.
Mặc dù rằng không có công thức diệu kỳ nào để xác định xem liệu việc mua quần áo mới có xứng đáng với giá tiền mà bạn bỏ ra hay không, lời khuyên nên chọn những thương hiệu có “danh tiếng cần bảo vệ, chứ không nên quá tập trung vào việc bán được nhiều nhất có thể, nhanh nhất có thể và rẻ nhất có thể, mà cần sự quan tâm đến uy tín của mình, quan tâm đến người lao động và môi trường của họ.“
2. Chọn mua quần áo thông qua chất liệu
Các sợi tự nhiên mang lại nhiều lợi ích – cotton với độ bền tốt, len ấm áp nhưng thoáng khí, vải lanh nhẹ nhàng và thoáng mát, lụa thì mềm mại – và mỗi loại thì thường có giá tương ứng để người mua quần áo tự mình phân loại.
Tuy nhiên, có sự biến đổi đáng kể trong các loại vải. Chẳng hạn như với cotton loại sợi rất quan trọng. “Nếu bạn sử dụng loại cotton với chất lượng kém, sợi vải sẽ ngắn hơn, vì vậy bạn không thể kéo sợi mịn và chắc sợi, và vải sẽ không có độ bền,” Bishop nói, điều này có thể giải thích tại sao một áo thun cotton có giá 10$ trong khi các áo khác có giá 50$. Các sợi hữu cơ thường có giá thành cao hơn, cũng như các loại như cotton Supima, được trồng tại Hoa Kỳ và thường được các thương hiệu lớn sử dụng.
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho len. Để quản lý chi phí, một công ty có thể trộn một số loại len rẻ hơn với len Merino, hoặc chỉ sử dụng len chất lượng thấp với sợi ngắn hơn. Cũng không phải là hiếm khi các sản phẩm có vải len cashmere có lẫn các loại sợi khác. Tỷ lệ phần trăm tạp càng cao, chi phí nguyên liệu thô có thể sẽ càng thấp, trong khi sản phẩm vẫn mang “mác” của cashmere. Nếu mua quần áo có chất liệu này bạn nên cân nhắc các thông tin trên.
Thường khi mua quần áo bạn nên xem qua tag sản phẩm, mặc dù hầu hết mọi người thường chú ý đến giá cả hay size ở mục này nhiều hơn. Tuy nhiên thông tin về chất liệu ở tag sản phẩm cũng khá là chính xác. Ví dụ khi bạn mua quần áo có chất liệu thun đơn giản, thoáng mát, êm dịu với làn da thì vẫn nên ưu tiên chọn chất liệu cotton. Các sản phẩm trên tag có mô tả chi tiết 100% cotton hoặc ít nhất 80% cotton là lựa chọn phù hợp. Điều này còn giúp bạn mua quần áo không bị hớ.
Ngoài ra khi mua quần áo bạn cũng có thể xem qua tag vải thường được đính kèm ở phần sườn áo/đầm hoặc lưng quần/váy để biết thêm về cách bảo quản, giặt ủi sản phẩm.
3. Nắm rõ cấu tạo và đường may chi tiết khi mua quần áo
Việc xem xét cấu trúc và đường may chi tiết của một sản phẩm may mặc là yếu tố quan trọng khi xác định chất lượng của nó. Quần áo được làm tốt nên có đường may chắc chắn, các đường nối bền và viền được hoàn thiện gọn gàng. “Hãy nhìn vào đường may của sản phẩm – có sợi chỉ lỏng lẻo nào không và viền có gọn gàng và thẳng không? Những sợi chỉ lỏng lẻo hoặc đường may không đều có thể là dấu hiệu của sản phẩm chất lượng kém,” Chuyên gia về chất liệu và quản lý xếp hạng thời trang của Good On You, Kate Hobson-Lloyd, cho biết.
Bên cạnh các yếu tố này, người mua quần áo cũng cần biết qua các kỹ thuật may cụ thể có thể tăng đáng kể độ bền của một sản phẩm thời trang:
- H1: Các đường may kiểu Pháp (French seam) thì không cần vắt sổ, sạch gọn và có độ thẩm mỹ cao.
- H2: Đầm và các loại áo, váy có may lộn lót sạch sẽ. Các sản phẩm may có lót như thế này thường giúp giấu các đường vắt sổ tốt, nhất là với vải mỏng.
- H3: Hong Kong seam là kiểu may bọc viền thay vì vắt sổ, sạch đẹp và thường thấy ở đồ may đo cao cấp.
- H4-5: Là các đường may dễ thấy ở các sản phẩm quần áo. Kiểu may này thường được vắt sổ trước sau đó ráp lại, đường chỉ nhỏ nên quần áo lên form đẹp, không dễ rách.
- H6-7: Là vắt sổ chập, thường thấy ở các sản phẩm ở phân khúc thấp, tiết kiệm thời gian sản xuất nhưng thành phẩm thường có chất lượng không quá tốt do khoảng cách đường may to.
Ngoài ra các khu vực như vai, khuỷu tay và túi đặc biệt dễ bị mài mòn, vì vậy người mua quần áo thường chú ý đến các mũi khâu gia cố—như mũi khâu bar tack ở túi quần jeans—có thể giúp các món đồ chịu đựng áp lực tốt hơn. Chú ý đến các chi tiết may mặc này sẽ giúp bạn mua quần áo không chỉ đáp ứng nhu cầu về phong cách mà còn có thể bền bỉ theo thời gian.
Chất lượng của khóa kéo, cúc áo và các phụ kiện khác cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua quần áo. Khóa kéo và cúc áo chất lượng cao nên chắc chắn và dễ sử dụng—chúng nên được di chuyển mượt mà và không bị vướng vào vải bên cạnh, và không dễ bị hỏng hoặc bung ra. Ngoài ra, bất kỳ phần cứng nào được sử dụng trong quần áo cũng nên được gắn chặt và không có dấu hiệu dễ bị rơi ra hoặc gãy.
Nếu bạn mua quần áo được sản xuất hàng loạt thường được cắt và may dựa trên một số đo cơ thể “trung bình” để có thể phù hợp với nhiều người thì chất lượng sản phẩm sẽ tạm chấp nhận được với mọi người nhưng hiếm khi đạt được kỳ vọng như ý. Điều này có nghĩa là khả năng bạn không còn hứng thú với món đồ và ít khi mặc nó sẽ cao hơn so với một món đồ vừa vặn mà bạn yêu thích khi mặc.
Thông qua những yếu tố trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về chất lượng và giá cả của một sản phẩm thời trang. Có thể khi bạn mua quần áo chỉ do sở thích cá nhân nhưng cần phải xem xét, nhìn rõ ra lí do tại sao lại chọn chúng. Với các tips mua quần áo này bạn vừa có thể tiết kiệm vừa là gười mua sắm thông minh.
Xem thêm: