Trường Sa, quần đảo tiền tiêu nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ Quốc, từ lâu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền biển đảo quê hương Việt Nam. Nơi đây, những người lính hải quân phải ngày đêm canh gác, bảo vệ từng tấc đất, từng mét biển, góp phần gìn giữ bình yên cho quê hương. Nơi đây thiếu thốn nhiều thứ, nhưng thiếu nhất chính là hương vị của đất liền, vậy nên hương vị từ 2.000 bát phở cũng khiến mọi người thấy ấm lòng.
Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Trường Sa không chỉ là một quần đảo xa xôi giữa biển Đông mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu gửi đến Trường Sa luôn là một chủ đề đầy cảm xúc khi được nhắc đến, sự gắn bó bền chặt giữa đất liền và hải đảo, giữa hậu phương và tiền tuyến.
Tình yêu thương biển đảo trong mỗi người con đất Việt được thể hiện qua sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc. Cứ vào mỗi năm, hàng trăm chuyến tàu chở theo những món quà thiết thực, những nhu yếu phẩm kèm theo là những lời động viên tinh thần. Đây có lẽ là những món quà tinh thần to lớn khích lệ những người lính và bà con chấp nhận cuộc sống có phần thiếu thốn vẫn tiếp tục bám đảo với mục đích chung vẫn là giữ gìn chủ quyền lãnh thổ.
Tình yêu thương dành cho Trường Sa có lẽ không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Biết ơn và trân trọng những hy sinh thầm lặng của các anh lính, cùng trách nhiệm chung tay góp sức để bảo vệ biển đảo quê hương, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Những chương trình văn nghệ, giao lưu được tổ chức để mang niềm vui, tiếng cười đến với các anh lính nơi đây. Tình yêu thương ấy còn được thể hiện qua những lá thư, lời ca, tiếng hát, những tác phẩm nghệ thuật được sáng tác, thể hiện tình cảm, sự ngưỡng mộ đối với những người lính Trường Sa. Những lời động viên, những dòng tâm sự chân thành không chỉ là nguồn động lực to lớn mà còn là minh chứng cho tình đoàn kết dân tộc, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến.
Những khó khăn và sự hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ ở Trường Sa
Trường Sa, quần đảo xa xôi giữa Biển Đông, không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiên cường bảo vệ Tổ quốc mà còn là nơi chịu nhiều gian khổ, thách thức đối với cả người dân và các chiến sĩ. Những khó khăn và thử thách mà họ phải đối mặt hàng ngày không chỉ là minh chứng cho lòng dũng cảm, mà còn là sự hy sinh cao cả vì chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Trước tiên phải kể đến điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thách thức lớn đối với người dân và người lính sống tại Trường Sa. Khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt khi được chia thành 2 mùa: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 5) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 1 của năm sau) với lượng mưa rất lớn, khoảng hơn 2.500 mm. Khi đến mùa mưa có hiện tượng giông, lốc diễn ra thường xuyên và nơi đây cũng thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn đi qua.
Thiếu thốn nước ngọt và lương thực cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thường phải dựa vào nguồn cung cấp từ đất liền, việc vận chuyển này gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết và khoảng cách xa xôi.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế dù rằng đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và cải thiện. Các tiện ích cơ bản như điện, nước, y tế, giáo dục vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các trạm y tế trên đảo chỉ có thể xử lý những ca bệnh nhẹ và thông thương. Hệ thống giáo dục dù rằng đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn về trang thiết bị và nguồn nhân lực.
Chỉ những điều ấy thôi đã khả quát nên cuộc sống khó khăn nơi biển đảo. Nó còn thể hiện được tinh thần bất khuất trước những khó khăn, thử thách, người dân và lính hải đảo Trường Sa vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời, hăng hái lao động sản xuất. Họ vẫn luôn đoàn kết gắn bó, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn đứng vững để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ từng tấc đất, từng mét biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Những việc làm tử tế từ đất liền gửi đến Trường Sa
Mỗi người dân Việt Nam hãy cùng chung tay góp sức để hỗ trợ người dân và lính đảo Trường Sa, để họ luôn cảm nhận được sự ấm áp của tình người và có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Góp một phần nhỏ lại mang đến ý nghĩa to lớn.
- Hơn 2.000 bát phở gia truyền được thiết đãi người lính Trường Sa
Hơn 2.000 bát phở gia truyền được “chở” từ đất liền ra quần đảo Trường Sa, mang theo hương vị quê nhà và sự ấm áp của tình người. Đây là hành trình mang món quà đặc biệt mà nghệ nhân nấu phở Ngọc Vượng cùng các nhà hảo tâm muốn gửi đến các cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây cũng là lần thứ 4 nghệ nhân Ngọc Vượng thực hiện hành trình mang bát phở nóng đến các đảo của Trường Sa. Lần này, phở được nấu từ những nguyên liệu chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tươi ngon nhất. Với đầy đủ bánh phở, nước dùng, thịt bò, rau thơm,… được chuẩn bị chỉnh chu từ trước. Để giữ nguyên hương vị đặc trưng của 2.000 bát phở, và đưa chúng ra đảo thật sự không hề dễ dàng. Phải mất rất nhiều ngày di chuyển trên biển, vượt qua sóng gió, các đầu bếp mới có thể mang đến cho các anh lính món quà ý nghĩa này.
Khi nhận được 2.000 bát phở nóng hổi, các cán bộ, chiến sĩ xúc động vô cùng. Họ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của người dân đất liền dành cho mình. Hành động này không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn thể hiện sự trân trọng đối với những hy sinh thầm lặng của các anh lính hải quân. Mỗi bát phở là lời cảm ơn chân thành đến những người đã ngày đêm canh gác, bảo vệ biển đảo quê hương.
Hành trình mang 2.000 bát phở ra đảo là minh chứng cho truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. Mỗi người dân Việt Nam hãy chung tay góp sức để hỗ trợ các anh lính nơi đầu sóng ngọn gió, để họ luôn cảm nhận được sự ấm áp của tình người và có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”
“Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” là chương trình truyền thống được tổ chức thường niên bởi Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Quân chủng Hải quân, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 đã gửi đến tận tay cán bộ, chiến sĩ các điểm đảo và nhà giàn những món quà ý nghĩa, góp phần tiếp thêm động lực, niềm tin cho các anh trong quá trình công tác gìn giữ vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mang theo tình cảm, sự quan tâm của thế hệ trẻ, đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, tặng quà, giúp đỡ người dân, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào trên quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Đây cũng là hành trình lần thứ 15 được tổ chức thành công mang những tâm tình của người dân đất liền tới các đồng bào đến Hoàng Sa – Trường Sa. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, chương trình đã được các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đã trao gửi nhiều phần phà giá trị với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ đồng đến các điểm đảo, nhà giàn trong hành trình đoàn đi qua.
Trong đó, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng quà quy thành tiền trị giá 1,2 tỷ đồng và 1,3 tỷ đồng hỗ trợ quỹ “Xanh hóa Trường Sa”; tỉnh Quảng Trị tặng quà tương đương 350 triệu đồng và 1 tỷ đồng hỗ trợ quỹ “Xanh hóa Trường Sa”; tỉnh Lạng Sơn tặng quà tương đương 150 triệu đồng và 200 triệu đồng hỗ trợ quỹ “Xanh hóa Trường Sa”…
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” không chỉ là một chương trình ý nghĩa mà còn là biểu tượng cho lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết của thế hệ trẻ Việt Nam. Mỗi hành trình là một lời nhắc nhở, khích lệ thế hệ trẻ tiếp tục học tập, rèn luyện, cống hiến sức mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Xem thêm: Các triển lãm và sự kiện nghệ thuật diễn ra vào tháng 7 năm 2024