Bạn đã bao giờ quan tâm đến những điều người khác nói về mình chưa? Liệu bạn có thường lo lắng rằng mình sẽ làm mất lòng họ? Hay thậm chí là bị căng thẳng khi phải phát biểu trước đám đông?
Nếu có, thì có thể do mức độ ý thức về bản thân (self-consciousness) của bạn khá cao đấy!
Khi nghiên cứu về những người có ý thức về bản thân, các nhà khoa học nhận thấy rằng bản chất của con người là tập trung vào bản thân họ và những người xung quanh.
Chúng ta sẽ thường soi xét suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cả bản thân và những người khác. Mức độ chúng ta tập trung hoặc tự nhìn nhận lại chính mình được coi là sẽ phản ánh mức độ chúng ta tự ý thức về bản thân. Dựa trên định nghĩa này về sự tự ý thức, các nhà nghiên cứu đã phân loại sự tự ý thức thành hai kiểu sau:
Ý thức kín: Tự nhận thức về hành động, mô-típ và cảm xúc theo thói quen.
Ý thức mở: Nhận thức về bản thân như đối tượng xã hội. Người có dạng ý thức này sẽ thường quan tâm về bản thân trong mắt người khác.
Ý thức mở đôi khi được chia thành hai loại nhỏ như sau:
Ý thức về phong cách: Ý thức về hành vi khi người khác quan sát họ.
Ý thức về ngoại hình: Ý thức về ngoại hình của bản thân trong mắt người khác.
Ý thức kín cũng được chia thành hai loại sau:
Nhận thức về trạng thái nội tâm: Nhận thức về cảm xúc và phản ứng cơ thể.
Tự nhìn nhận: Xu hướng nhìn nhận lại quá khứ, bản thân và động lực
Các cảm xúc khi tự nhận thức
Khi chúng ta tự ý thức về bản thân, chúng ta sẽ thường trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau như: xấu hổ, tội lỗi, kiêu mãn, bối rối, ghen tuông, đồng cảm.
Chúng ta sẽ thường trải qua những cảm xúc trên khi thấy bản thân đã đạt được – hoặc không đạt được – kỳ vọng hoặc lý tưởng mà chúng ta đã tạo cho chính mình. Chúng ta có thể thấy vui mừng và tự hào khi bản thân đã đạt được một mục tiêu bản thân đã đề ra, nhưng lại thấy thất vọng và buồn bã khi gặp phải thất bại.
Tuy vậy, những cảm xúc không mấy tích cực này sẽ giúp chúng ta có động lực để hành động tích cực hơn. Những thất bại sẽ thúc đẩy chí tiến thủ, sự hoà đồng và những hành động hướng thiện hơn. Về cơ bản, những cảm xúc này sẽ giúp chúng ta đạt được các mục tiêu xã hội quan trọng.
Cách để vượt qua sự tự ý thức
Chúng ta thường có nhận thức về chính mình từ khi còn bé. Khi lớn lên, không phải ai cũng có thể vượt qua được những thói quen mà mình đã vô tình hình thành từ đặc điểm tính cách này, bởi vậy việc học được cách thay đổi suy nghĩ sẽ đem lại ít nhiều lợi ích hơn cho mỗi người. Sau đây là một số mẹo để vượt qua sự tự ý thức về bản thân.
1. Xây dựng sự tự tin
Khi có ý thức về bản thân, chúng ta sẽ thường tự vấn những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chính mình. Chúng ta nên học cách tin tưởng bản thân – chỉ mình mới biết mình là ai, và chính mình mới là người quyết định cuộc đời mình như nào. Bạn sẽ cần sự tự tin để thực hiện được điều đó.
Để trở nên tự tin, hãy bắt đầu bằng việc thành thật với bản thân. Công việc bạn đang làm có phù hợp với chính mình hay không? Liệu bạn có thực sự ưa thích những người bạn mà mình đang chơi cùng? Cuộc sống của bạn có chân thực như cách bạn mong muốn? Những quyết định không đem lại niềm vui sẽ dần khiến bạn thêm ngờ vực bản thân. Hãy tập thành thật với chính mình, về bản thân và về những điều bạn mong muốn.
Sau đó, hãy hành động dựa trên niềm tin và những giá trị của bạn. Dấn bước đi theo con đường mà bạn đã chọn cho chính mình, và ý kiến của người khác sẽ không thể cản bước bạn.
2. Luyện tập chánh niệm
Đôi khi, bạn sẽ cần luyện tập chánh niệm, sống trọn vẹn cho khoảnh khắc hiện tại (thay vì sa lầy trong tâm trí) và chấp nhận các tình huống và cảm xúc (thay vì lo lắng và tìm cách kiểm soát chúng).
Bạn có thể luyện tập chánh niệm qua các bài tập như quan sát các chi tiết của sự vật hoặc tập thiền. Hãy thử dùng các ứng dụng như Headspace và Calm để luyện tập nhé.
Kết luận
Tự nhận thức được về bản thân vừa là điều lành, vừa là điều xấu. Hãy ghi nhớ những mẹo trong bài để hiểu rõ hơn về sự tự ý thức và cách đối phó với nó nhé.
Theo Psychology Today
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
#Nghĩ: Người hướng nội và 6 ‘đặc điểm tính cách’ mà chúng ta nên ngừng cho là thật
Cư xử tử tế không khó, nhưng làm thế nào?
Dọn nhà – Mệt thể xác nhưng khỏe tinh thần
Thảo luận về bài viết