Tuy xác định một hướng đi ‘nghiêm túc’ với những vở kịch phản chiến, nhưng nhà văn người Anh A. A. Milne lại được biết đến nhiều nhất với Winnie the Pooh – chú gấu đã trở thành người bạn thân thiết của tuổi thơ khắp thế giới.
Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong tác phẩm When We Were Very Young, phát hành năm 1924. Theo thời gian, gấu Pooh cùng những người bạn của mình là lợn Piglet, lừa Eeyore, hổ Tigger, mẹ con gấu túi Kanga và Roo,… tiếp tục góp mặt trong nhiều tập thơ, tiểu thuyết khác của nhà văn Milne.
Câu chuyện về gấu Pooh đã được dịch sang nhiều thứ tiếng. Trong đó, bản tiếng La-tinh đã trở thành quyển sách đầu tiên và duy nhất bằng thứ tiếng này được đưa vào danh sách best-selling của The New York Times.
Năm 1961, quyền sở hữu tác phẩm được bán cho Disney. Dấu gạch nối trong tên của chú gấu được bỏ đi. Cho đến thời điểm hiện tại, Winnie the Pooh vẫn là một trong những thương hiệu sinh lời nhất thế giới. Với hàng loạt series hoạt hình, phim điện ảnh, đồ chơi,… lợi nhuận mà gấu Pooh và những người bạn mang về cho Disney mỗi năm xấp xỉ 3 tỉ bảng Anh, chỉ xếp sau nhân vật biểu tượng Mickey của Nhà Chuột.
Nguyên mẫu của gấu Pooh
Cảm hứng sáng tác của nhà văn A. A. Milne đến từ chính con trai ông, Christopher Robin Milne. Cậu bé đồng thời cũng là một nhân vật trong tác phẩm của bố mình. Vào sinh nhật một tuổi, Christopher Robin được tặng một chú gấu bông màu kem. Cậu đặt tên nó là Edward.
Sau đó, trong một lần đến chơi sở thú London, cậu bé Christopher Robin đã nhìn thấy Winnipeg, hay còn được gọi là Winnie – một cô gấu đen đến từ Canada. Năm 1914, trong một lần đi làm nhiệm vụ, Đại úy Harry Colebourn vô tình bắt gặp một người thợ săn đang rao bán một chú gấu con. Ông đồng ý mua con gấu con với giá 20 USD và đặt tên nó theo thành phố quê hương ông, Winnipeg (một địa danh thuộc tỉnh bang Manitoba, Canada).
Cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết. Khi buộc phải theo đơn vị đến Pháp, Colebourn đã gửi tạm Winnie tại sở thú London, với ý định sẽ mang cô gấu về Winnipeg khi chiến tranh qua đi. Tại đây, nàng gấu đen nhanh chóng trở thành ‘ngôi sao’ được mọi người yêu quý vì bản tính hiếu động, tinh nghịch nhưng cũng không kém phần đáng yêu.
Trong số fan hâm mộ cô nàng có cả cậu bé Christopher Robin. Cậu yêu thích cô gấu này đến mức đổi tên gấu Edward ở nhà thành Winnie the Pooh. Cái tên này là sự kết hợp giữa gấu Winnipeg và một con thiên nga mà Christopher Robin vô tình bắt gặp trong một kỳ nghỉ, được cậu gọi là Pooh.
Câu chuyện của con trai đã tạo cảm hứng để nhà văn A. A. Milne sáng tạo ra nhân vật gấu Pooh huyền thoại. Những người bạn của gấu Pooh thực chất cũng ‘có thật’ ngoài đời – tất cả đều là thú bông đồ chơi của Christopher Robin. Về sau, ông đã đem chúng tặng lại cho người biên tập loạt sách về gấu Pooh. Hiện nay, ‘nhóm bạn’ này đang được trưng bày tại Thư viện Cộng đồng New York.
Một phần lý do khiến gấu Pooh được yêu thích đến thế là vì thời điểm chú ra đời cũng là lúc nước Anh còn đang vất vả phục hồi sau chiến tranh. Tinh thần lạc quan, tươi sáng, cùng những câu nói tưởng chừng ngây ngô nhưng lại không kém triết lý của Pooh là điều độc giả cần khi ấy.
Tuy nhiên, giá trị và những tư tưởng nhân văn về con người và cuộc sống trong những câu chuyện phiêu lưu của gấu Pooh và những người bạn vẫn trường tồn với thời gian, mang đến nhiều bài học và thông điệp sâu sắc cho khán giả mọi lứa tuổi.
Học cách cảm nhận chính mình
Biết ơn những gì đang có
Quan tâm đến người khác
Hãy kiên nhẫn, và hãy vững lòng
Tin rằng mình làm được
Yêu thương chính mình
Kiên nhẫn lắng nghe người khác
Trân trọng những người bạn mình có
Hạnh phúc là do chính mình tạo ra
Đừng lãng phí thời gian
Nhưng đừng quên thư giãn
Niềm vui đôi khi đơn giản thôi
Nghĩ cũng tốt, nhưng nhớ nghỉ nữa
Đừng xem thường trí tưởng tượng của bạn
Và cuối cùng, đừng quên những nụ cười
Xem thêm:
Vì ai cũng cần một chút cảm hứng để luôn lạc quan trong đời
Ai sẽ là người cùng bạn lạc ở đảo hoang?
Đừng đánh đổi bản thân lấy cái gật đầu của đám đông
Thảo luận về bài viết