Bảng xếp hạng về bình đẳng giới ở các nước trên toàn cầu, được đo lường dựa theo khoảng cách giữa đàn ông và phụ nữ về mặt sức khỏe, giáo dục, kinh tế và chính trị.
Được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố lần đầu tiên vào năm 2006, bảng chỉ số khoảng cách giới toàn cầu đo lường việc bình đẳng giới tính ở 153 quốc gia thông qua việc theo dõi và xếp hạng khoảng cách giữa hai giới về những vấn đề xã hội.
Tính đến năm thứ 14 này, bảng báo cáo được tổng hợp bằng việc tính toán khoảng cách giới tính, sử dụng 4 khía cạnh chính: cơ hội và khả năng tham gia vấn đề tài chính; trình độ học vấn; sức khỏe và chính trị.
Chỉ số này cũng theo dõi tiến trình thu hẹp khoảng cách giới tính theo thời gian và so sánh giữa các vùng, quốc gia với nhau. Không chỉ thế, việc đánh giá khoảng cách giữa bình đẳng giới còn cho phép WEF so sánh các quốc gia giàu và nghèo một cách công bằng. Thay vì tập trung vào chất lượng sống ở các quốc gia đó, WEF tập trung vào đo lường khoảng cách giữa các giới tính.
10 quốc gia có mức bình đẳng giới tốt và thấp nhất trên toàn cầu
Những quốc gia sau đây được sắp xếp từ tốt đến tệ nhất về mức bình đẳng giới. Những nước Bắc Âu vẫn giữ vững thứ hạng của mình kể từ khi bảng xếp hạng được công bố lần đầu vào năm 2006.
Tốt nhất:
1. Iceland
2. Na Uy
3. Phần Lan
4. Thụy Điển
5. Nicaragua
6. New Zealand
7. Ireland
8. Tây Ban Nha
9. Cộng hòa Rwanda
10. Đức
Tệ nhất:
1. Yemen
2. Iraq
3. Pakistan
4. Syria
5. Cộng hòa Congo
6. Iran
7. Cộng hòa Tchad
8. Ả Rập Xê Út
9. Cộng hòa Libano
10. Oman
Theo đó, Iceland vẫn giữ vững thứ hạng là nước bình đẳng giới nhất thế giới lần thứ 11 liên tiếp. Trong số 10 nước đứng đầu, 7 nước ở châu Âu, một nước ở châu Mỹ, một từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một nước ở vùng châu Phi hạ Sahara.
Tây Âu là khu vực có chỉ số đứng đầu nhất, đến nay là năm thứ 14 liên tiếp. Tuy dù đã thu hẹp được khoảng cách với 0,5 điểm, vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) vẫn là vùng có chỉ số thấp nhất. Mỹ (đứng hạng 53) và Canada (đứng hạng 19) đều chững lại trên bảng xếp hạng, đặc biệt về mặt cơ hội và khả năng tham gia tài chính. Với tình hình hiện tại, sẽ cần mất khoảng 151 năm để thu hẹp lại khoảng cách với các nước khác. Tây Ban Nha, Ethiopia, Mexico và cộng hòa Georgia cải thiện nhất so với năm ngoái, khi tất cả các mặt cộng lại đã giúp 4 đất nước này tăng hơn 20 thứ hạng trên bảng xếp hạng.
Những cải thiện toàn cầu được cho là do số lượng phụ nữ tham gia đấu trường chính trị ngày càng nhiều. Nhưng dù số lượng tăng lên, trong suốt 50 năm qua ghi nhận có 85 nước chưa bao giờ có phụ nữ là Nguyên thủ Quốc gia.
WEF ghi nhận được rằng chỉ có 55% nữ giới độ tuổi từ 15-64 tham gia thị trường lao động, trái ngược với số lượng 78% của nam giới. Ở 72 quốc gia, phụ nữ bị cấm mở thẻ ngân hàng thu nhận tín dụng. Người ta cũng ghi nhận rằng tỉ lệ phụ nữ tham gia các công việc không được trả lương nhiều hơn hẳn đàn ông. Ở nhiều nước, tỉ lệ thấp nhất vẫn là 2:1.
Thu hẹp khoảng cách
Với tình hình hiện tại, người ta dự đoán sẽ mất khoảng 99.5 năm để thu hẹp khoảng cách giữa hai giới. Đây được cho là một sự cải thiện so với năm ngoái, khi khoảng cách này được tính sẽ phải mất đến 108 năm để thu hẹp. Nhưng với những gì chúng ta thấy về sự công bằng giữa nữ và nam giới ở mọi mặt – sức khỏe, công việc và chính trị – sẽ mất hơn cả một đời người để đạt được.
Có những khu vực lại có tiến triển tốt hơn trong việc thúc đẩy sự bình đẳng giới tính so với các khu vực khác, theo đó:
1. Tây Âu sẽ đạt được sau 54 năm
2. Mỹ Latin và vùng Caribbean sẽ đạt được sau 59 năm
3. Nam Á sẽ đạt được sau 71.5 năm
4. Châu Phi hạ Saraha sẽ đạt được sau 95 năm
5. Đông Âu và Trung Á sẽ đạt được sau 140 năm
6. Trung Đông và Nam Phi sẽ đạt được sau 140 năm
7. Bắc Mỹ sẽ đạt được sau 151 năm
8. Đông Á và khu vực Thái Bình Dương sẽ đạt được sau 163 năm
Bảng số liệu xếp hạng các nước có tỉ lệ bình đẳng giới tốt nhất mà họ đạt được trong bảng chỉ số khoảng cách giới toàn cầu năm 2020 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện, theo đó, điểm số cao nhất có thể đạt được là 1 (cân bằng) và thấp nhất là 0 (không cân bằng). Nhiều quốc gia cũng đã được bỏ qua do thiếu dữ liệu.
Bài viết được dịch từ nguồn factsinstitute.com