Công chúa An Tư, một trong những nhân vật nữ kiệt của triều đại nhà Trần, được biết đến như một biểu tượng của sự hy sinh và lòng yêu nước. Trong thời khắc lịch sử đầy khó khăn khi quân Nguyên – Mông xâm lược Đại Việt, nàng đã can đảm chấp nhận trở thành vật cống nạp để bảo vệ quốc gia, giúp triều đình có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Công chúa An Tư có nhiều mối tình nhưng vì trách nhiệm với đất nước, nàng đành gạt qua tình cảm cá nhân để tận hiến cho đất nước. Trong số các mối tình đó, nàng được biết đến với mối tình với Yết Kiêu – là một danh tướng của Đại Việt.
Mối tình của họ, dù rằng chỉ là tình đơn phương, nhưng nàng không chỉ phải chịu sự đau khổ khi không có được người mình yêu mà còn phải chịu đựng sự chia ly khi An Tư chấp nhận hy sinh trở thành con tin để cứu nguy cho đất nước trước quân Mông Nguyên. Tình yêu của họ là sự kết hợp giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm với quốc gia, trở thành biểu tượng cho sự hy sinh và lòng trung nghĩa trong lịch sử Việt Nam.
Cuộc đời của công chúa An Tư
Công chúa An Tư, một nhân vật ít được nhắc đến trong lịch sử Việt Nam, nhưng nàng lại là một biểu tượng cho lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần dũng cảm của nàng đáng là thứ để đời sau noi theo. Sinh ra trong triều đại Trần, một thời kỳ đầy biến động và thăng trầm của đất nước, An Tư đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử qua việc hy sinh bản thân và tình cảm cá nhân để cứu nguy cho đất nước.
Với nguồn thông tin ít ỏi và vô cùng hiếm hoi còn được lưu lại về nàng Công chúa An Tư. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Công chúa An Tư không rõ năm sinh năm mất, thân là con của thứ phi không rõ tên. Chỉ được biết rằng Công chúa An Tư là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái út của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông.
Cũng theo sách, bà được gọi là Thánh Tông Quý muội (tức Quý muội của Thánh Tông). Theo đó, trong chữ Hán “Quý” mang ý nghĩa rằng là út hoặc nhỏ tuổi nhất trong thứ tự gia đình, vì lẽ đó bà cũng có thể được gọi là Hoàng Quý muội. Cạnh bên đó, theo ghi chép của sách An Nam chí lược bà còn được gọi là Quốc Muội.
Bà lớn lên trong hoàng cung, được giáo dục và chăm sóc cẩn thận như các thành viên khác của hoàng tộc. An Tư không chỉ những có tiếng là người đẹp nhất Trời Nam, mà còn là người có trí tuệ và lòng nhân ái. Cuộc sống của bà, như bao công chúa khác, có thể đã có thể diễn ra êm đềm trong nhung lụa và quyền quý, nếu không có những biến cố lịch sử làm thay đổi số phận của cả một dân tộc.
Bà sống trong thời kỳ đầy biến động, khi quân Mông Nguyên hùng mạnh liên tục xâm lược Đại Việt, gây ra nhiều khó khăn cho triều đình và nhân dân. Trong bối cảnh nguy nan đó, công chúa An Tư đã tự nguyện dâng mình cho Thoát Hoan, vị tướng chỉ huy quân Mông Nguyên, với hy vọng làm giảm bớt sự hung hãn của quân thù, mua thêm thời gian cho triều đình tổ chức kháng chiến.
Theo lịch sử, trong lần thứ 2 sang xâm lược nước ta của quân Nguyên Mông diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt, từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285; quân Nguyên Mông chia nhiều mũi tiến quân theo nhiều ngã tiến vào nước ta. Cuộc chiến giằng co căng thẳng giữa 2 bên. Thế nhưng cuối cùng, giặc lần lượt phá được chủ lực của quân ta và tràn qua các cửa ải.
Sau thất bại, nhà Trần đành phải rút khỏi Vạn Kiếp rồi bỏ cả kinh thành Thăng Long để lui về Thanh Hóa. Những trận chiến ác liệt ấy đã gây ra tổn thất nặng cho quân ta, ngoài những binh lính phải hy sinh còn có nhiều tướng sĩ bị giặc bắt. Con số thiệt hại khủng khiếp lên đến 5 vạn người. Quân Nguyên thường rất độc ác, quân lính khi bị bắt là bị chúng giết liền. Nhưng lần này chúng đã bắt giữ lại và báo quân số về cho nước ta để đổi lấy một người. Nếu nhà Trần không chịu chúng sẽ giết sạch.
Sự đánh đổi mà quân Nguyên đặt ra là vô cùng khó xử cho triều đình lúc bấy giờ, bời vì người mà chúng đòi là Công chúa An Tư. Chủ tướng Thoát Hoan của giặc đã nghe đồn về nàng với vẻ đẹp nức tiếng Trời Nam nên đã rắp tâm đoạt được nàng đã thỏa mãn dục tính của mình. Một bên là 5 vạn sinh linh đang thừa sống thiếu chết, một bên là nàng công chúa lá ngọc cành vàng của vua Thượng Hoàng và biết bao Hoàng Thân Quốc Thích. Thật là khó xử và liệu rằng ai sẽ là người có thể đưa ra quyết định đánh đổi này.
Khi ấy, trước thế giặc mạnh, nhiều tổn thất đã gây ra. Tướng Trần Khắc Chung được sai làm sứ giả để hoàn hoãn làm chậm tiến độ tiến quân của giặc nhằm để quân ta củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu nhưng kết lại không thành. Nên vậy, thượng hoàng Trần Thánh Tông phải buộc bất đắc dĩ dùng tới mỹ nhân kế. Dù rằng rất đau lòng, vua đành phải dâng em gái út của mình cho tướng giặc là Thất Hoan để cầu hòa chờ cơ hội phản công. Trách nhiệm lịch sử đặt nặng lên vai người con gái nhà Trần.
Sự hy sinh của An Tư không chỉ là lòng trung nghĩa mà còn cho thấy trí tuệ và bản lĩnh của một công chúa Trần. Bằng việc chấp nhận trở thành con tin, bà đã tạm thời làm chậm bước tiến của quân địch, tạo điều kiện cho quân dân Đại Việt tổ chức lại lực lượng, chuẩn bị cho những trận chiến quyết định sau này.
Công chúa An Tư sang trại giặc không phải với tư cách làm dâu xứ người mà là vật cống nạp, dâng hiến và đồng thời cũng để làm nội gián. Theo sử Đại Việt sử ký toàn thư: “Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy”. Tháng 4 năm ấy, quân ta bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, trận đánh lịch sử do Thượng tướng Trần Quang Khải chỉ huy đã nhanh chóng giành được thắng lợi lớn. Giết chết tướng giặc Toa Đô, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để chạy trốn.
Những mối tình của nàng công chúa An Tư
Trong cuốn tiểu thuyết An Tư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn đã phần nào giúp người đọc mường tượng và thấu hiểu về những tủi nhục mà nàng công chúa cao quý đã phải chịu đựng khi làm vật cống nạp. Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết có đề cập đến mối tình của nàng là một nhân vật hư cấu; đó là Chiêu Thành Vương Trần Thông – người con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại Vương Trần Nhật Hiệu.
Người này không có trong lịch sử, nhưng tài liệu có ghi lại thời nhà Trần, cũng có “Chiêu Thành Vương” và “Trần Thông”. Những người này đều ra quân với Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Và cái chết của Chiêu Thành Vương Trần Thông trong tiểu thuyết cũng được mượn ý tưởng từ sự hy sinh của Trần Quốc Toản trong lịch sử.
Mặc dù trong tiểu thuyết, mối tình của Công chúa An Tư với Chiêu Thành Vương Trần Thông khiến người ta thổn thức. Nó khắc sâu vào tâm trí người đọc về những lựa chọn khó khăn mà con người phải đối mặt khi đứng giữa tình yêu và trách nhiệm với đất nước, cũng như sự hy sinh thầm lặng của những con người mang trong mình dòng máu hoàng tộc trong những thời kỳ lịch sử đầy biến động.
Cũng theo tương truyền, người mà Công chúa An Tư ái mộ và thầm thương trộm nhớ lại là chiến tướng thời Trần, một tì tướng đắc lực của Hưng Đạo Đại Vương – người ấy chính là Yết Kiêu. Người đã nhiều lần lập công lớn cho đất nước, theo tương truyền có những đêm một mình ông đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch.
Yết Kiêu là chàng thủy tướng tài giỏi của đất Việt. Người ta quý trọng ông không chỉ vì tài “đi dưới nước như đi trên cạn”, mà còn vì cả tấm lòng của ông. Cảm phục biệt tài của ông, rất nhiều công chúa, quận chúa của triều Trần đã đem lòng yêu mến, mong lấy ông làm chồng.
Tương truyền khi Yết Kiêu hộ giá hoàng tộc nhà Trần về Nam Định, tận mắt chứng kiến cảnh ông lặn xuống sông giết chết Giảo Long rồi mang đầu tướng giặc về cho vua, công chúa An Tư đã ấn tượng và mang làm cảm mến ông. Sau đó, công chúa An Tư đã mang lòng thầm thương trộm nhớ Yết Kiêu.
Nàng rất yêu Yết Kiêu nhưng chỉ dám để trong lòng bởi nàng chọn đặt trách nhiệm với đất nước lên hàng đầu. Nàng cam tâm chịu làm vật cống nạp cho quân Nguyên nhằm để làm nội gián đem tin tức về cho nước nhà. Trước khi sang, nàng yêu cầu Trần Hưng Đạo cho được gặp Yết Kiêu. Sau khi gặp xong, An Tư yêu cầu Trần Hưng Đạo cho Yết Kiêu làm cầu nối đem những tin tức nàng thu thập được về nước.
Nàng giao cho Yết Kiêu bông lan đá và coi nó là vật đính ước giữa hai người. Sau nhiều lần trót lọt đem tin tức từ trại giặc về nước, do một lần sơ hở, Yết Kiêu bị kẻ giặc bắt được. Sau nhiều lần tra hỏi, chúng đem ông đến cho công chúa An Tư nhận diện. Đến nơi, nàng nói: “Ta quyền cao chức trọng, làm sao biết đến hạng tiểu tốt. Nếu đúng là Yết Kiêu, môi trường sống là dưới nước”. Khi nghe nàng nói đến đây, Yết Kiêu vùng dậy thoát khỏi vòng tay giặc nhảy xuống sông.
Kết lại
Mặc dù thông tin chi tiết về cuộc đời và số phận cuối cùng của Công chúa An Tư không được sử sách ghi chép rõ ràng, nhưng tấm lòng và hành động của bà đã để lại một bài học sâu sắc về lòng yêu nước và sự hy sinh quên mình vì đại cuộc. Bà là một trong những tấm gương sáng ngời của phụ nữ Việt Nam, những người không chỉ biết lo toan cho gia đình mà còn sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước.
Công chúa An Tư là minh chứng sống động cho tinh thần bất khuất và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những người phụ nữ trong lịch sử. Bà đã góp phần làm nên sự vững mạnh của triều đại nhà Trần, để lại một di sản tinh thần quý báu cho các thế hệ sau này. Câu chuyện về Công chúa An Tư là lời nhắc nhở về sức mạnh của sự hy sinh và lòng trung nghĩa, những giá trị luôn cần được giữ gìn và phát huy trong bất kỳ thời kỳ nào của lịch sử.