Ở vai trò Developer, bạn không cần chỉ phải giỏi code mà còn cần có tinh thần nhiệt huyết và sự trực chiến lên hàng đầu. Mỗi một dòng code bạn tạo ra đều có thể ảnh hưởng đến công việc và kế sinh nhai của hàng chục ngàn shipper ngoài kia, là niềm vui và sự hài lòng của hàng triệu khách hàng đã đặt niềm tin khi quyết định sử dụng dịch vụ của mình.
Đối với người Developer, mỗi một trải nghiệm của khách hàng, đối tác đều là một bài học quý giá
“Một câu chuyện thực chiến về trải nghiệm trên app Loship Merchant, khi các chủ cửa hàng mở app, họ gặp phải trải nghiệm chưa tốt là tốc độ load trang khá chậm. Ngay sau khi nhận được phản hồi, team mình đã đưa ra một giải pháp tức thời là hiển thị chuyển động load trang để người dùng tiện theo dõi. Trong trải nghiệm người dùng, tâm lý chờ đợi cũng quan trọng không kém tốc độ load thực. Khi nhìn thấy chuyển động load, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi phải chờ đợi. Ví dụ trên cũng cho thấy việc đôi khi chỉ cần một thay đổi nhỏ thì trải nghiệm người dùng cũng đã được cải thiện đáng kể.” – Ninh Văn Luyến – Android Developer tại Loship chia sẻ.
Đấy là nỗi đau đáu của mỗi người khi quyết định gắn bó vào một tổ chức nào đó, trách nhiệm sẽ đến với bạn rất tự nhiên, tựa như trong chính mạch máu và hơi thở. Bạn thức dậy mỗi ngày với một nhiệm vụ phải làm, một mục tiêu phải đạt được, đó là khi bạn cảm thấy mình là một phần của đội ngũ.
Và 1 người Developer không chỉ ngồi trước màn hình máy tính…
“Kỉ niệm đáng nhớ nhất về phía chủ cửa hàng (merchant) đó là khi chủ cửa hàng phản ánh với công ty rằng họ không in được hóa đơn trên thiết bị POS mà bên mình hỗ trợ. Team mình đã gọi cho phía merchant và ngay sáng hôm sau, mình đã xuống tận cửa hàng để tìm hiểu ngọn ngành vấn đề. Cũng giống như một người khách bình thường, mình gọi món rồi ngồi quan sát cách họ sử dụng tính năng bên mình. Sau đó, mình mới giới thiệu rằng mình ở bên Loship qua, họ đã rất bất ngờ và vui mừng khi được hỗ trợ, họ không nghĩ rằng Loship sẽ đến và giúp đỡ tận nơi như vậy.”
Tại Loship, mình có cơ hội được lắng nghe những câu chuyện rất thật, rất đời. Nếu một startup chỉ gắn với hình ảnh lung linh hào nhoáng, thì có lẽ đó không phải là startup rồi.
Ninh Văn Luyến
Anh Luyến cũng đã chia sẻ thêm một câu chuyện khác về phản hồi từ phía shipper: “Tính năng mình ấn tượng nhất trong quá trình thực hiện đó là tính năng đổi món. Trước khi có tính năng đó thì shipper sẽ phải tự nhớ hoặc ghi chú ở đâu đó mỗi khi user đổi món. Sau khi nhận được những phản hồi từ shipper, mình và các đồng đội đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển tính năng ấy. Một cảm giác rất tuyệt vời khi mang lại được trải nghiệm tốt hơn cho các shipper trong câu chuyện đi đơn.”
Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu
Khi mình tập trung vào hoàn thiện bản thân, dù chỉ là 1% thay đổi cho mỗi ngày, thì sau này, khi nhìn lại cả một quãng đường đã cố gắng trước đây, cũng là một kỳ tích rồi. Có một câu nói rất hay rằng: “Beware of little expenses. A small leak can sink a great ship – Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu”. Thay vì phàn nàn về một lỗi mà ai đó đã tìm ra, hãy giúp họ sửa lỗi và làm sao để tránh những lỗi đó trong tương lai. Những lời bào chữa sẽ không giúp giải quyết được vấn đề gì, thay vào đó, hãy dành thời gian để hoàn thành những gì bạn đã cam kết.
“Suy nghĩ logic là yếu tố cần và đủ ở một người Developer, bởi trong lập trình, mọi thứ được vận hành bằng sự chỉn chu và cẩn thận, bên cạnh một tư duy mở để cập nhật và không ngừng tiếp thu những biến đổi.” – Trịnh Minh Quang – IOS Developer.
Là một người Developer, họ mang trong mình rất nhiều nỗi áp lực, làm sao để shipper, khách hàng, đối tác có thể cảm nhận được giá trị mình tạo ra, và làm sao để khiến họ cảm thấy hài lòng trong mỗi trải nghiệm dịch vụ. Nếu ví một cách hài hước thì chúng tôi hay gọi đó là công việc “chăm sóc khách hàng” theo ngôn ngữ lập trình của một người Tech.
Cảm giác của những người khởi nghiệp đều giống như đi trên dây – là một thứ gì đó rất mạo hiểm. Thế nhưng khi người ta bắt đầu quen, tức là họ đã có thể thăng bằng. Điểm thăng bằng quyết định được ai sẽ là người cân bằng được tốt hơn, trong công việc cũng như vậy.
WeWarrior là chuỗi bài viết do The Millennials Life và Loship hợp tác sản xuất. Series này là nơi kể về những sợi dây kết nối giữa con người, công nghệ và nụ cười.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Phụ nữ làm shipper – Khi phái đẹp đo quả địa cầu theo cách của chính mình
Lý do lớn nhất tui chạy Loship vì đó là một ứng dụng của người Việt
Xe ôm truyền thống nói về sự “đào thải” đến từ shipper và xe ôm công nghệ?
Thảo luận về bài viết