Động lực chỉ là nhất thời, nhưng sự kiên trì mới là mãi mãi. Vậy, trong trường hợp khi đã dần mất đi sự hứng thú, làm cách nào để ta có thể chuyển từ tâm thế nhất thời đấy, sang kiên định?
Động lực đôi khi thường bị đánh giá quá cao. Đó chỉ là những khoảnh khắc ngắn ngủi khi bạn cảm thấy mình có thể làm được tất cả mọi thứ. Nhưng, câu hỏi đặt ra sau đó là điều gì sẽ xảy ra khi “sợi dây” động lực ấy đứt? Đa số mọi người sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu, chờ đợi đợt 1 nguồn “làn sóng” cảm hứng tiếp theo tràn đến mình.
Điều này rất dễ hiểu và cũng chính là lý do khiến thành công bền vững luôn lảng tránh những ai chỉ dựa vào động lực, bởi nó không phải là chìa khóa – sự kiên định mới chính là yếu tố quyết định.
Dưới đây, The Millennials Life sẽ chỉ cho bạn cách để luôn trung thành với bản thân và tiến lên phía trước, ngay cả khi không muốn “nhất mông lên.”
1. Luôn bắt đầu từ những bước nhỏ nhất
Hầu hết mọi người hay từ bỏ vì họ đặt mục tiêu quá lớn và muốn đạt được ngay lập tức. Khi không đạt được, người ta thường có xu hướng rơi vào trạng thái kiệt sức và bỏ cuộc. Vì thế, bí quyết ở đây là hãy đơn giản hóa và bắt đầu từ những bước nhỏ để xây dựng tính nhất quán cho bản thân.
Ví dụ: Nếu đang muốn cải thiện thể hình, bạn đừng cố gắng tập luyện quá lâu mỗi ngày ngay từ đầu. Đối với những ai mới lần đầu rèn luyện thể chất, hãy chỉ tập khoảng độ từ 15 đến 30 phút; nhưng hãy luôn nhớ là phải kiên trì mỗi ngày,
Dù nỗ lực đó có vẻ ít ỏi thế nào đi nữa, nó sẽ dần tích lũy thành thành quả to lớn theo thời gian đấy!
2. Xây dựng thói quen cụ thể thay vì chỉ có mục tiêu
Đương nhiên là làm gì cũng phải có mục tiêu cả, nhưng chỉ có mình nó thôi thì lại không đủ. Mục tiêu giúp ta định hướng; nhưng chính ra 1 thói quen hằng ngày, những bước cụ thể mới là điều kéo bạn đi xuyên suốt hành trình, và giúp bạn đạt được thành công một cách tất yếu.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn viết 1 cuốn sách chẳng hạn, 1 thói quen hằng nhày của bạn có thể là viết 300 từ mỗi sáng trước khi làm bất cứ việc gì khác.
Thứ giúp bạn duy trì chính là thói quen được lặp đi lặp lại, chứ không phải kết quả cuối cùng. Khi đó, nó sẽ trở thành hành động mà bạn muốn làm đi làm nó mà không hề thấy chán, từ đấy giúp bạn kiên trì theo thời gian.
3. Xác định lý do tại sao mình muốn bước tiếp
Sự thật là, động lực thường bắt nguồn từ những khoảnh khắc bùng nổ cảm hứng, trong khi nỗ lực bền bỉ lại xuất phát từ những lý do sâu sắc hơn. Bạn hãy tự hỏi mình xem: “Tại sao tôi phải làm điều này?”
Lý do tại sao đấy cần mang ý nghĩa cá nhân và quan trọng đối với bạn. Ví dụ: “Tôi muốn khỏe mạnh để có thể chơi đùa cùng con khi chúng lớn lên,” thay vì, “Tôi muốn giảm cân.” Một lý do như thế sẽ nhắc nhở bạn rằng quyết tâm ban đầu của mình khi làm điều này là vì mục đích cao cả.
Mỗi khi bạn cảm thấy nản chí, hãy nhớ lấy nó.
4. Loại bỏ sự mệt mỏi trong việc ra quyết định mỗi ngày
Việc tập thể dục hằng ngày hay thực hiện bất cứ cam kết khác sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn không phải mất thời gian suy nghĩ quá nhiều. Sự mệt mỏi khi ra quyết định là một trong những yếu tố cản trở lớn nất đối với sự kiên trì. Vì thế, ta có thể thử:
- Lên kế hoạch buổi tối cho ngày hôm sau: Giao nhiệm vụ lặp lại vào những ngày/giờ cố định, chẳng hạn tập thể dục vào 7 giờ sáng thứ Hai.
- Đưa ra lựa chọn đơn giản: Chỉ mặc 2-3 bộ đồ tập trong những ngày tập luyện, chuẩn bị sẵn bữa ăn cho cả tuần.
Khi “tự động hóa” một số quyết định nhỏ nhặt trên, ta sẽ được giải phóng đầu óc để tập trung vào những điều thực sự quan trọng khác.
5. Theo dõi tiến độ
Những gì được đo lường thì cũng sẽ được quản lý tốt hơn.
Theo dõi tiến độ không chỉ giúp bạn duy trì sự kiên trì mà còn nhắc nhở bạn đã đi được bao xa.
Công cụ đo lường cũng không cần phải phức tạp: 1 cuốn sổ ghi chép hoặc 1 ứng dụng đơn giản là đủ. Ví dụ: Ta có thể ghi lại các buổi tập luyện trong nhật ký thể dục, sử dụng ứng dụng theo dõi thói quen hàng ngày, hoặc viết ra 1 chiến thắng nhỏ mỗi ngày (đầy tạ được bao nhiêu, đạt được mục tiêu hít đất bao nhiêu cái, viết hơn mức quy định tự đặt ra là bao nhiêu,..)
Nếu thấy được những thành quả tích lũy qua từng ngày, điều đó sẽ truyền cảm hứng để bạn tiếp tục ngay cả khi không muốn.
6. Chấp nhận sự không hoàn hảo
Chủ nghĩa hoàn hảo có thể phá hủy sự kiên trì, tại vì nhiều người hay có xu hướng từ bỏ ngay sau khi lỡ không thực hiện điều gì đấy 1 ngày hoặc phạm sai lầm nào đó. Nhưng kiên trì làm một thứ gì đấy đâu có nghĩa là nó phải hoàn hảo 100%? Ngược lại, việc bạn luôn cố gắng thực hiện thường xuyên hơn, dù không phải lúc nào cũng hoàn hảo mới là điều quan trọng.
Bỏ lỡ 1 buổi tập? Lỡ ăn đồ ăn nhanh vào bữa tối ư? Không sao cả. Hãy cứ quay lại vào ngày mai đi. Tiến độ không hề đi theo đường thẳng, và những thất bại nhỏ sẽ không phá hủy nỗ lực của bạn. Chỉ có từ bỏ mới là thất bại thực sự.
7. Hãy tự thưởng cho quá trình mình đã trải qua, không chỉ mỗi kết quả không
Chỉ tập trung ăn mừng kết quả sẽ nhanh chóng làm bạn kiệt sức. Vì thế, hãy học cách tự thưởng cho quá trình ta đã bước qua, ngay cả khi kết quả chưa như mình mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung vào kiên trì lâu dài.
Ví dụ như là:
- Tự thưởng cho mình một món ăn yêu thích sau khi hoàn thành một tuần tập luyện.
- Tự mua một cuốn sách mới sau 30 ngày viết lách liên tục.
- Chia sẻ tiến độ với bạn bè để họ cổ vũ và động viên bạn.
Biết rằng nỗ lực của bạn sẽ được công nhận sẽ giúp ta luôn kiên trì để hoàn thành (hay tiếp tục thực hiện) mục tiêu này.
8. Hãy chấp nhận rằng không phải lúc nào ta cũng có hứng thú
Đây có thể là 1 điều “khó nuốt”, nhưng bạn sẽ không phải lúc nào cũng cảm thấy muốn làm điều đấy. Sẽ có những ngày ta thấy quá mệt mỏi, chán nản, hoặc không muốn làm gì cả. Nhưng sự kiên trì chính là yếu tố kiên quyết khiến ta tiến tới dù thế nào đi nữa.
Bước đầu tiên là ta hãy hạ thấp tiêu chuẩn vào những ngày khó khăn như thế. Ví dụ, bạn không thể tập luyện ư? Làm 5 lần hít đất cũng đủ. Không muốn viết? Chỉ cần “rặn” 1 câu duy nhất thôi. Và rồi nếu may mắn, khi ta bắt đầu, bạn sẽ thấy mình làm nhiều hơn mong đợi đấy!
Kết
Động lực chỉ là nhất thời, nhưng sự kiên trì mới là mãi mãi. Từng bước nhỏ, xây dựng thói quen, và chấp nhận sự không hoàn hảo chính là cách giúp bạn cải thiện từng ngày. Thành công không phải là kết quả của những nỗ lực bộc phát, mà là kết quả của sự kiên định thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Đừng chờ đợi cảm hứng, mà hãy bắt đầu những bước đi đầu tiên ngay bây giờ.
Xem thêm những bài viết khác dưới đây:
- 5 thay đổi nhỏ nhưng có võ để năm mới trở nên khoẻ mạnh hơn
- Ở tuổi đôi mươi, điều gì là quan trọng nhất?
- “Sledging”: Khi cuối năm ta cũng không muốn “nhảy” khỏi mối quan hệ tình cảm