Nhắc đến ngày lễ tình yêu thì chắc mọi người đều nghĩ đến Ngày 14 tháng 2 (ngày lễ Tình Nhân, ngày Valentine). Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn có ngày lễ tôn vinh tình yêu mà ít người biết đến, đó làLễ hội Chử Đồng Tử, còn được gọi là Lễ hội Tình yêu Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
Qua muôn đời chúng ta luôn tìm kiếm để trả lời cho mình câu hỏi rằng Tình yêu là gì? Một câu hỏi nghe có vẻ đơn giản, nhưng để trả lời chính xác cho cụm từ này thì thật khó. Không có định nghĩa cụ thể nào về tình yêu, mỗi người sẽ tạo riêng cho mình định nghĩa và tên gọi cho thứ họ cho là Tình yêu. Có những tình cảm đẹp và cũng không thiếu những mối quan hệ dang dở.
Vì vậy, cổ nhân đã tạo ra những câu chuyện thần thoại, huyền ảo để làm lý giải và hợp lý hóa những câu chuyện tình yêu này. Ở Việt Nam cũng xuất hiện một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là một vị thánh nổi tiếng. Ông là Chử Đồng Tử với mối tình thiên sử với Tiên Dung, đây là một chuyện tình bất tử, đáng để lưu truyền muôn đời và trở thànhlễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng của Việt Nam hằng năm.
1. Chử Đồng Tử và Tiên Dung là ai?
Chử Đồng Tử:
Chử Đồng Tử là một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là một vị thánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông sống vào thế kỷ thứ IV-III TCN (vào khoảng năm 300 TCN). Về sau, ông thường được liệt vào một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam. Ông là một vị thần sinh ra trong quá trình sáng tạo đất nước, hình thành các đường nét văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tiên Dung:
Tiên Dung là một Mỵ Nương, con gái của Hùng Vương thứ XVIII và cũng là vợ của Chử Đồng Tử. Nàng được xem là biểu tượng của nhan sắc, đức hạnh và lòng thủy chung trong văn hóa Việt Nam. Nàng được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật như thơ ca, ca dao, truyện dân gian, tranh vẽ,… Câu chuyện về nàng và Chử Đồng Tử là một bài ca về tình yêu đẹp, bất chấp mọi rào cản và thử thách.
Câu chuyện về Tiên Dung và Chử Đồng Tử đã trở thành một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ về một tình yêu đẹp, vượt qua mọi rào cản và thử thách.
2. Chuyện tình của Chử Đồng Tử và Tiên Dung
Truyền thuyết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng và đầy lãng mạn của Việt Nam, thể hiện tình yêu, lòng hiếu thảo và sự kỳ diệu của số phận. Câu chuyện này đã được truyền qua nhiều thế hệ và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian Việt Nam.
Chử Đồng Tử một chàng trai nghèo sống cùng cha trên vùng đất ven sông Hồng. Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn một chiếc khố để mặc luân phiên. Trước khi qua đời, cha của Chử Đồng Tử đã dặn dò con trai giữ lại chiếc khố để tự lo cho bản thân, nhưng Chử Đồng Tử, vì thương cha, đã dùng chiếc khố duy nhất để chôn cất cha mình.
Không có quần áo, Chử Đồng Tử phải sống cuộc sống cơ cực và luôn tìm cách ẩn mình mỗi khi có người qua lại. Một ngày nọ, Tiên Dung, công chúa xinh đẹp của vua Hùng, đi du ngoạn dọc sông Hồng. Khi đến gần nơi Chử Đồng Tử sống, nàng cảm thấy mệt mỏi và quyết định dừng chân tắm rửa. Tình cờ, nàng chọn đúng nơi Chử Đồng Tử đang trốn dưới cát.
Trong lúc tắm, nước rửa trôi lớp cát, để lộ Chử Đồng Tử. Tiên Dung ngỡ ngàng nhưng không cảm thấy phẫn nộ hay sợ hãi. Nàng cảm nhận được số phận đã đưa đẩy mình gặp chàng trai này.
Sau khi nghe chàng trình bày sự tình, thấy chàng thật thà và hiếu thảo, khôi ngô cường tráng, thú vị hiếm có, Tiên Dung lấy lòng yêu thích, từ đó nguyện cùng chàng chung sống vợ chồng. Trước sự chứng kiến của mọi người, Tiên Dung quyết định lấy Chử Đồng Tử làm chồng, bỏ qua sự chênh lệch về thân phận.
Truyền thuyết về Chử Đồng Tử và Tiên Dung không chỉ là một câu chuyện tình yêu đẹp mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và tâm hồn người Việt, được kể lại qua nhiều thế hệ như một biểu tượng của lòng nhân ái và sự kỳ diệu của cuộc sống.
3. Ngày lễ tình yêu của Việt Nam
Lễ hội Chử Đồng Tử, còn được gọi là Lễ hội Tình yêu Chử Đồng Tử – Tiên Dung, là một trong những lễ hội truyền thống lớn và nổi tiếng của Việt Nam, diễn ra vào ngày 10-12.02 âm lịch hàng năm tại Hưng Yên – nơi được coi là quê hương của Chử Đồng Tử. Đây được xem như là lễ hội nhằm tôn vinh ngày lễ tình yêu của Việt Nam. Không chỉ tưởng nhớ đến vị thánh mà còn tôn vinh tình yêu và lòng hiếu thảo, thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nguồn gốc Lễ hội Tình yêu Chử Đồng Tử – Tiên Dung gắn liền với truyền thuyết về Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung. Lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ Chử Đồng Tử, một trong “Tứ Bất Tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cùng với các vị thần khác như Thánh Gióng, Tản Viên Sơn Thánh, và Liễu Hạnh Công Chúa. Câu chuyện về Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung là một thiên sử về tình yêu và sự kỳ diệu của số phận, được người dân tôn vinh và truyền tụng qua nhiều thế hệ.
Các hoạt động diễn ra trong “ngày lễ tình yêu” Việt Nam – Lễ hội Chử Đồng Tử
Lễ Rước Kiệu
Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung bắt đầu với nghi thức Rước Kiệu. Vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm Lễ rước kiệu bắt đầu từ Đền Đa Hòa, với đoàn rước kiệu trang trọng gồm các bô lão, thanh niên trong làng và các quan chức địa phương.
Kiệu được trang trí lộng lẫy, mang theo nhiều các bức tượng và lễ vật để dâng lên Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Đoàn rước kiệu di chuyển từ Đền Đa Hòa đến Đền Dạ Trạch dọc theo con đường ven sông, tạo nên bầu không khí linh thiêng và trang trọng cho nơi đây. Sau đó vài hôm, vào ngày 12 Lễ rước kiệu từ Đền Dạ Trạch trở về Đền Đa Hóa, kết thúc chuỗi hoạt động rước kiệu.
Lễ Dâng Hương
Vào ngày 11 tháng 2 âm lịch, người dân ở nơi đây sẽ thực hiện Lễ Dâng Hương lên cho Thánh Chử Đồng Tử. Khi ấy, người dân và du khách thập phương tập trung tại Đền Đa Hòa và Đền Dạ Trạch để thực hiện nghi thức dâng hương, cầu nguyện cho sự bình an, may mắn và tình yêu bền chặt.
Nghi lễ dâng hương được thực hiện một cách trang trọng, chỉnh chu với sự tham gia của các bô lão trong làng và các quan chức địa phương. Sau đó, đại diện bô lão trong vùng đọc bản hiệu triệu, ôn lại công đức Thánh Chử Đồng Tử và các vị anh hùng dân tộc.
Các Trò Chơi Dân Gian và Biểu Diễn Văn Nghệ
Sau các nghi thức hành lễ truyền thống sẽ là lúc diễn ra các trò chơi dân gian và biểu diễn các tiết mục văn nghệ thường niên. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đấu vật, cờ người, chọi gà, kéo co. Các hoạt động này thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách, tạo nên không khí sôi động và vui tươi.
Các tiết mục văn nghệ dân gian như hát quan họ, hát chèo, múa rồng cũng được tổ chức trong suốt lễ hội. Những màn biểu diễn này không chỉ để giải trí mà còn góp phần giữ gìn và phát huy các nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống.
Hoạt động Chợ Phiên và Ẩm Thực
Bên cạnh các trò chơi dân gian và tiết mục văn nghệ, Lễ hội Chử Đồng Tử cũng là dịp để người dân tổ chức các hoạt động chợ phiên và ẩm thực. Đây cũng được xem là cơ hội để quảng bá các hình ảnh đẹp trong nét văn hóa truyền thống của nước ta.
Trong lễ hội, chợ phiên được tổ chức, bày bán nhiều sản phẩm thủ công, đặc sản địa phương và các món ăn truyền thống. Du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của Hưng Yên như nhãn lồng, tương bần, và các loại bánh trái.
Xem thêm: