Người Sài Gòn ngày trước khi nhắc về ăn chơi thì có quan niệm thế này: muốn ăn đồ ngon thì tới quận 5. Muốn mua nhà xịn thì phải tới quận 3. Muốn đốt tiền giải trí thì ở quận 1 và đặc biệt nhìn trước nhìn sau khi đi ngang quận 4.
Quận 1: Sòng bạc, vũ trường, rạp chiếu phim sầm uất
Bây giờ khi muốn giải trí thì mọi người thường đến Kasho hay 1900, nhưng ít ai biết rằng ngày xưa Sài Gòn cũng có một vũ trường nức tiếng mang tên Maxim’s.
Là quận trung tâm của trung tâm, quận 1 từ ngày xưa đã là nơi tập hợp của các dinh thự, ngân hàng, cao ốc, công ty, trung tâm mua sắm, khách sạn sang trọng,… Sự hào nhoáng của Sài Gòn về đêm lúc này nói không ngoa có thể sánh ngang với các bộ phim HongKong, ban ngày người ra người vào, ban đêm người vào người ra rộn ràng.
Thời ấy, sau những ngày lao động vất vả mệt nhọc, dân Sài Gòn đều tụ tập đến sân khấu, phòng trà, xine ở đây để thưởng thức nghệ thuật và giải trí. Tại đây có các vũ trường hoành tráng không kém gì phương Tây như Đại Nam, Quen Bee, Kim Sơn, Mỹ Phụng, Tự Do và Maxim’s. Trải qua hàng trăm năm, quận 1 vẫn là trung tâm tập trung đủ loại múa ca. Đặc biệt là với sự xuất hiện của sòng bạc Đại Thế Giới.
Giới thượng lưu quận 1 xem ca nhạc
Trước khi có Đại Thế Giới xuất hiện, thị trường bài bạc gần như nằm trong tay của người Hoa tại khu vực Chợ Lớn. Người Việt vốn rất có máu đỏ đen, nên những người làm kinh doanh sòng bạc làm ăn rất được. Thấy nguồn lợi nhuận khổng lồ này, người Pháp cũng muốn nhảy vào để giành lại đồng thời khẳng định quyền lực. Năm 1937 sòng bạc Casino Grande Monde được người Pháp cho hoạt động công khai nhằm lấy thuế.
Lấy lý do là thà cho cờ bạc công khai còn hơn lén lút vừa không kiểm soát được tệ nạn vừa thất thu khoản thế khổng lồ từ mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận này. Đồng thời, việc người Hoa lén lút làm ăn như vậy cũng xúc phạm đến quyền lực của chính phủ bảo hộ Pháp.
Sòng bạc Đại Thế Giới thống trị quận 1
Không một ai ở quận 1 nói riêng và Sài Gòn nói chung là không biết đến Đại Thế Giới. Sòng bạc này ngày xưa nằm trên đường Gallieni (nay là Trần Hưng Đạo), trong khu đất rộng mênh mông, tường cao, cửa ra vào có bảo vệ canh gác, nay là Trung tâm Văn hóa qυận 5. Tuy ra vào tự do, nhưng không phải ai cũng mạnh dạn bước vào, bởi muốn bước vào phải có tiền. Ngoài sòпg bạc, trong khuôn viên rộng lớn của nơi đó còn có các qυán rượυ, nhà hàng, vũ trường sang trọng.
Quận 5: Thiên đường ẩm thực giữa lòng Sài Gòn
Người Sài Gòn ngày xưa rất thích ẩm thực được nêm nếm bởi người người Hoa. Trong lịch sử 300 năm của thành phố Sài Gòn – Gia Định, quận 5 là nơi có cộng đồng người Hoa đông đúc nhất. Khu vực còn gọi là Chợ Lớn này giống như một khu phố Hoa thu nhỏ. Những nhà hàng quán ăn ở quận 5 là vô cùng phong phú.
Người Việt quan niệm ngày xưa ăn cơm Tàu là cơm ngon và sang. Đến bây giờ, ở khu vực quận 5 vẫn đông đúc các quán ăn đặc trưng phong cách của người Hoa. Mười đám cưới thì hơn một nửa chọn thực đơn của người Hoa nên người Sài Gòn mới nói “ăn quận 5” ý là như thế.
Quận 3: Chốn nghỉ dưỡng của giới siêu giàu
Nơi đây có hàng loạt biệt thự cổ, tòa nhà đẹp lộng lẫy. Quận 3 không có hàng quán hay chợ búa ồn ào, lại có nhiều cây xanh. Cuộc sống nơi đây yên tĩnh và tách biệt với phần nhộn nhịp còn lại của Sài Gòn. Những con đường biệt thự nổi tiếng của quận 3 khi xưa có thể kể đến như Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Đình Chiểu.
Bên trong hẻm ở đường Ngô Thời Nhiệm, hai căn biệt thự yên bình nằm sau một căn ở mặt tiền. Trước hiên nhà, những hàng hoa giấy đặc trưng cho văn hóa biệt thự Sài Gòn xưa vẫn được giữ lại.
Nhắc đến các biệt thự tại quậп 3, TP HCM không thể không nói đến căn biệt thự nằm trên đường Võ Văn Tần từng được mua với giá 35 triệu USD. Căn này rộng gần 3.000 m3 với 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu.
Hiện tại, xung quanh biệt thự có nhiều hàng quáп. Một phần của căn nhà được cải tạo thành quán cà phê.
Quận 4: Đi ngang phải nhìn trước nhìn sau
Từ quận 1 sang quận 4 chỉ cách một cây cầu Calmette, thế mà đây lại là biên giới giữa hai thế giới trái ngược nhau, một Sài Gòn hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo. Một bên là tươi sáng còn một bên là u tối và sầu bi.
Quá trình đô thị hóa ở quận 4 bắt đầu từ sau năm 1954, nhiều người tứ xứ kéo nhau để lên Sài Gòn kiếm sống. Họ chỉ còn cách chạy đến vùng đất quận 4 trú chân để hằng ngày bươn chải kiếm sống, chiều tối về lại trong những ngôi nhà ổ chuột lụp xụp thuê mướn rẻ tiền được gá tạm bợ bằng tôn hay ván cũ chỉ đủ che mưa nắng.
Mỗi căn nhà chỉ độ hơn chục mét vuông có khi ở cả một đại gia đình chung với nhau. Mọi sinh hoạt đủ kiểu, từ ăn uống đến yêu đương đều diễn ra trong không gian chật hẹp đó, tối nằm ngủ xếp lớp cạnh nhau theo kiểu cá mòi đóng hộp và chỉ mơ ngủ quơ tay là trúng ngay người khác.
Nếu bạn đã từng coi qua phim “Ròm”, bạn sẽ cảm nhận rất rõ ràng cuộc sống của người dân quận 4. Lâu lâu các xóm ổ chuột lại bị cháy vào ban đêm, mà đã cháy thì thường sẽ thiêu rụi cả nguyên khu vì những chất liệu rẻ tiền rất dễ bắt cháy. Người ta đồn rằng chính quyền giải tỏa đất không được nên các nhà thầu cho người đốt để lấy mặt bằng xây dựng tòa nhà kiếm lợi. Thực hư ra sao không biết, chỉ biết cứ mỗi một trận cháy lớn là hàng trăm đến hàng ngàn con người lại nheo nhóc không có chỗ ở, lại kéo nhau đi tìm cất nhà ổ chuột chỗ khác.
Ở quận 4 còn có những tướng cướp sẵn sàng đâm người không ghê tay, xong vào ngồi điềm nhiên nhậu tiếp, ăn cơm tù nhiều hơn ăn cơm nhà.
Tuy nhiên, hiện đây là khu vực thay đổi nhiều nhất Sài Gòn. Đường sá mở rộng, nhà phố sửa sang, khu dân cư cao tầng thay thế cho những ngôi nhà lụp xụp. Từ một nơi nghèo, nhếch nhác, mất an ninh, quận 4 trở thành một khu dân cư mới đầy triển vọng.
Nguồn tham khảo: baonguoiviet24h
Thảo luận về bài viết