Thông qua trải nghiệm cá nhân, nhà trị liệu tâm lý Whitney Goodman đã trình bày thành những suy nghĩ về một trạng thái cảm xúc mang tên sự tích cực độc hại.
Câu chuyện của Goodman đem tới thông điệp rằng khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực, con người không nên mặc định chối bỏ chúng bởi đó là một phần của tự nhiên. Sự tiêu cực không phải một vấn đề cần loại trừ mà nó là đối trọng tạo ra cân bằng.
Tích cực độc hại là gì
Tích cực độc hại là trạng thái ức chế cảm xúc khi chúng ta đang chối bỏ những cảm giác buồn bã chán nản và cố khoác lên vẻ mình sự vui vẻ.
Tôi giả định rằng bạn vừa mất việc. Bạn đang ở trong chế độ hoàn toàn hoảng loạn. Đầu óc bạn quay cuồng và bạn không biết mình sẽ làm gì tiếp theo. Bạn quyết định chia sẻ điều này với một người bạn. Họ liếc về phía bạn và mỉm cười. Có vẻ như họ đang cố nói với bạn điều gì đó to tát.
Đây liệu có phải là lời khẳng định mà bạn cần trong lúc này? Có thể họ biết đến một cơ hội việc làm tuyệt vời? Bạn nhìn họ bồn chồn khi họ rút hết sự khôn ngoan sâu thẳm nhất trong họ và nói với bạn rằng “Ít nhất bây giờ bạn đã có thời gian nghỉ ngơi rồi. Mọi việc có thể còn tồi tệ hơn cơ. Hãy nghĩ xem bạn đã rút ra được những bài học gì từ việc này”.
Sự tích cực độc hại đã chính thức bước vào nhà.
Bạn sững sờ và nghĩ, thậm chí họ có đang nghe mình nói không? Mình có thực sự phải biết ơn vì mình vừa mất việc không? Bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn không cảm thấy biết ơn, vậy bạn phải đáp lại thế nào đây? Bạn vốn đã căng thẳng, và bây giờ cuộc trò chuyện này khiến bạn cảm thấy hoàn toàn mất phương hướng. Vì vậy, bạn đặt cảm xúc của mình sang một bên và nói, “Ừ, cảm ơn”.
Bây giờ bạn không chỉ thất nghiệp mà còn cảm thấy xa cách với bạn bè và xấu hổ vì bạn không thể nhìn vào khía cạnh tích cực.
Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy làm rõ một điều: sự tích cực không phải hoàn toàn là xấu.
Khi được sử dụng đúng cách, nó sẽ rất tuyệt. Các chuyên gia đồng ý rằng những cảm xúc có phần tích cực như lòng biết ơn, mãn nguyện, lạc quan và tự tin có thể kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe của chúng ta. Nhiều tuyên bố trong số này đã bị phóng đại những suy nghĩ tích cực hơn thường có đời sống xã hội phong phú hơn, năng động hơn và tham gia vào nhiều hàn hvi nâng cao sức khỏe hơn. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng thật lành mạnh khi cảm thấy “tích cực” nếu nó đến từ một nơi đáng tin tưởng.
Nhưng ở đâu đó trên cuộc hành trình, chúng ta đã xây nên ý tưởng rằng trở thành một “người tích cực” đồng nghĩa bạn là một chú robot nhìn thấy điều tốt đẹp trong mọi thứ theo đúng nghĩa đen. Chúng ta ép buộc bản thân phải tích cực vì xã hội bảo chúng ta phải làm như vậy, bất cứ điều gì kém hơn là một thất bại cá nhân.
Sự tiêu cực được coi là kẻ thù, chúng ta trừng phạt bản thân và những người xung quanh khi họ bị khuất phục bởi nó. Nếu bạn không tích cực, đơn giản là bạn chưa đủ cố gắng. Nếu bạn không tích cực, bạn sẽ trở thành lực cản với mọi thứ xung quanh.
Sự tích cực trở nên lành mạnh khi nó có chỗ cho cả hiện thực và hy vọng. Sự tích cực độc hại phủ nhận cảm xúc và ràng buộc chúng ta phải kìm nén nó. Khi sử dụng sự tích cực độc hại, chúng ta đang nói với bản thân và những người khác rằng cảm xúc này không nên tồn tại, nó là một điều sai trái và nếu chúng ta cố gắng hơn một chút nữa, chúng ta có thể loại bỏ nó hoàn toàn.
Tôi biết mọi người cảm thấy mệt mỏi với việc buộc phải tích cực trong những thời điểm khó khăn, nhưng đối mặt với nó và nghi ngờ nó một cách công khai thì có vẻ như à chúng ta đang chống lại một thứ gì đó quá lớn lao và ảnh hưởng rộng.
Nhưng dù gì đi nữa, cứ làm đi!
Xem thêm:
- Những cách mình đang làm để bớt nghiện công nghệ
- 9 hình thức giao tiếp không lời xuất hiện trong đời sống hàng ngày