Sau Lẩu tự sôi, Masan Consumer ra mắt sản phẩm mới Cơm tự chín tại thị trường Việt Nam với giá từ 100.000 đến 150.000 đồng. Tuy nhiên liệu dòng sản phầm mới này liệu có đánh trúng thị trường Việt Nam không thì vẫn là bài toán tương lai và bài phân tích SWOT của Đặng Thái Cường (C.E.O of Live Trade JSC) sẽ có bạn cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn về chiến dịch này.
Masan Consumer do Nguyễn Đăng Quang sáng lập vào năm 1996, được xem như là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nước lớn nhất Việt Nam, với các sản phẩm thực phẩm nhanh từ gia vị, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và đồ uống đóng chai và bia… hiện đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần Việt Nam. Các sản phẩm của công ty hiện được xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, Lào và Campuchia.
Gần đây Masan Consumer đã giới thiệu và đưa ra các chiến lược quảng bá khá lớn dành cho dòng thức ăn nhanh: Lẩu tự sôi, Cơm tự chín… có giá từ 100.000 đến 150.000 đồng… hướng đến thị trường cung cấp “bữa ăn như nhà hàng”. Các sản phẩm này đa phần đều có các nguyên liệu được hút chân không, 1 gói hoá chất tự sôi, có thể để ở điều kiện thường trong 6 tháng và không dùng chất bảo quản.
Khi cần sử dụng thì người dùng chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu lẩu tự sôi, cơm tự chín vào, sau đó đổ nước thì sản có thể tự nóng chín và có thể ăn ngay lập tức. Đây là sự tiện lợi lớn nhất đối với dòng sản phẩm này đối với những người có cuộc sống bận rộn, các buổi tụ tập dã ngoại ngoài trời. Hơn nữa ý tưởng độc đáo này cũng khiến rất nhiều khách hàng thấy tò mò và muốn thử, làm phong phú thêm các bữa ăn nhanh và có thể xuất khẩu.
Tuy nhiên sau những cơn sốt ban đầu, sự tò mò sẽ giảm dần liệu lẩu tự sôi, cơm tự chín sẽ giảm dần. Trong khi đó đối với thị trường Việt Nam thì giá thành của các sản phẩm này vẫn khá cao. Và các góc nhìn từ những phân tích SWOT thì chiến lược này của Masan gặp không ít thách thức:
Điểm mạnh (Strengths):
- Sản phẩm tiện lợi, chỉ cần đổ nước là có thể ăn ngay.
- Thời gian bảo quản lâu, lên tới 6 tháng.
- Masan là thương hiệu lớn, có nhiều kênh phân phối.
Điểm yếu (Weaknesses):
- Giá cao từ 100.000 – 150.000 đồng/khẩu phần, chỉ phù hợp phân khúc cao cấp.
- Ở các trung tâm cứ 100m là có một quán cơm bình dân, cơm văn phòng giá tầm 30-50k.
- Thói quen của người Việt là tự đi chợ, nấu cơm để gia đình ăn chung, giảm chi phí.
Cơ hội (Opportunities):
- Phân khúc cao cấp, người bận rộn, du lịch cắm trại cần sản phẩm tiện lợi.
- Có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế nếu định vị đúng.
- Sự đa dạng cho dòng thức ăn nhanh tăng hơn.
Thách thức (Threats):
- Cạnh tranh gay gắt từ nhiều loại hình ăn nhanh, bán sẵn khác.
- Thị hiếu và thói quen ăn uống của người Việt khó thay đổi.
- Nhu cầu sản phẩm có thể không cao tại Việt Nam.
Tuy nhiên liệu dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín có tìm thấy cho mình lượng khách hàng tiềm năng phù hợp hoặc trở nên phổ biến không chỉ trong và cả nước ngoài thì thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.
- Trà Sữa Âm 18 Độ gắn liền với 8x 9x thông báo đóng cửa sau 19 năm hoạt động
- Chi nhánh thứ 2 của % Arabica ở Việt Nam có gì nổi bật?