Từ việc là phương tiện để chia sẻ cuộc sống cá nhân, ngày nay mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Mạng xã hội giờ là nơi để chia sẻ tin tức, kết nối con người, cập nhật trạng thái hay hình ảnh, video,… Mỗi ngày, chúng ta có thể dành hàng giờ để lướt TikTok, xem ảnh Instagram hay thậm chí ngồi xem YouTube nhưng lại không thu được gì có lợi cho mình. Vậy cần làm gì để sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn?
Đặt ưu tiên
Không dễ gì để từ bỏ những thói quen hay việc làm ta đã thực hiện trong nhiều năm. Bởi vậy, việc giảm thời gian lướt mạng hoặc khóa mạng xã hội dường như là việc rất khó với tất cả chúng ta.
Nếu không thể bớt sử dụng mạng xã hội, bạn có thể lựa chọn trang và loại thông tin mà bản thân tiếp xúc từng ngày. Bạn có thể tùy chỉnh để chỉ cần xem những gì mình thích trên feed, cho tới việc giảm hẳn thời gian sử dụng mạng xã hội khiến bản thân cảm thấy mệt mỏi.
Tập trung tương tác
Khi hàng trăm nghiên cứu cho thấy việc lướt mạng hàng giờ mà không có mục đích sẽ dẫn tới việc tinh thần tổng thể suy giảm, thì nhận định ngược lại cũng đúng: rằng chúng ta cũng sẽ thấy tốt hơn nếu thực sự tập trung về những gì mình đang làm trong khi lướt mạng. Theo đó, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và không cảm nhận được tác động xấu khi dành thời gian lướt mạng nhiều thông qua việc hăng hái bình luận, chia sẻ và nhắn tin cho mọi người.
Theo Phó giáo sư Roger Patulny từ Đại học Wollongong (Úc), những tương tác trên mạng xã hội như việc chúng ta phản ứng với bài đăng của một người cũng giúp cải thiện mối quan hệ hiện có giữa hai người, hoặc tạo dựng thêm nhiều kết nối mới có ý nghĩa. Qua đó, bạn có thể thấy bớt cô đơn, sẵn sàng mở lòng mình hơn với nhiều cơ hội và những chuyến phiêu lưu mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn chỉ nói hoặc chia sẻ những gì thực sự quan trọng với bạn.
Coi việc sử dụng mạng xã hội như một thói quen
Từ “nghiện” có thể khiến ta cảm thấy rằng đây là một việc khó thay đổi, nhưng khi nhìn nhận việc này với một thuật ngữ khác, có khi ta lại có thể thực hiện được.
Trước hết, hãy coi như việc sử dụng mạng xã hội là một thói quen hằng ngày như thói quen đi bộ hay làm việc nhà vậy. Một thói quen bao gồm 3 phần: gợi ý, thói quen và phần thưởng. Khi bạn nhìn những việc mình hay làm như một “gợi ý”, bạn có thể thay đổi “thói quen” này để có được “phần thưởng” tương đương hoặc lớn hơn.
Ví dụ như mỗi khi thấy chán nản, bạn có thói quen xem TikTok để thấy vui vẻ hơn, thì bây giờ hãy thay đổi một phần trong quá trình này như mỗi khi thấy chán nản, hãy xem video tập trên YouTube để có động lực tập thể dục, qua đó khiến bản thân năng động và khỏe mạnh hơn.
Chỉ hiện thông báo quan trọng
Việc sử dụng nhiều mạng xã hội đồng nghĩa với việc phải nhận thông báo tin nhắn, gọi điện,… khiến chúng ta lúc nào cũng trong trạng lưu ý đến điện thoại để kiểm tra. Tuy nhiên, việc tắt đi những thông báo này chỉ càng khiến chúng ta nhìn màn hình nhiều hơn.
Để hạn chế việc này, bạn có thể tắt thông báo của những ứng dụng không khiến ta kết nối với mọi người. Đồng thời hãy tắt những thông báo không cần thiết khác, tránh việc để ý đến chúng và bị kéo vào việc lướt mạng liên tục.
Hãy xem mạng xã hội là nơi bản thân có thể thấy an toàn
Việc quá gắn bó với thiết bị di động có thể khiến một người luôn ở trong thế giằng co với điện thoại của họ, một mặt bạn càng muốn ở bên điện thoại mãi, mặt khác bạn lại muốn rời xa nó.
Thay vì cho rằng việc dành thời gian sử dụng chúng sẽ tạo nên thói quen xấu, hãy tự tạo công cụ quản lý cảm xúc trên điện thoại để có thể “xả” vào những lúc tâm trạng căng thẳng. Kết hợp với một playlist nhạc nhẹ nhàng, podcast phù hợp với tâm trạng, hay những hình ảnh và video bạn thích để có thể biến điện thoại thành một người bạn an ủi bản thân.
Kết
Mạng xã hội tuy là nơi gắn kết con người bất chấp khoảng cách và ngôn ngữ, nhưng ưu tiên trong cuộc sống của chúng ta vẫn nên là những tương tác trực tiếp. Ngoài ra, việc quan trọng là ta rút ra cho mình những bài học tích cực trong khi sử dụng mạng xã hội, giữ vững quan điểm của bản thân, tránh để những tin tức tiêu cực hay quan điểm trên mạng ảnh hưởng đến chúng ta.
Theo Mens Folio
Có thể bạn quan tâm:
Smartphone có làm chúng ta ngớ ngẩn hơn?
Trong 36 kế kiêng, fasting mạng xã hội có thể là thượng sách
TìmNguồnLẫnGốc: Lịch sử mạng xã hội – dòng chảy kì lạ và kì diệu
Thảo luận về bài viết