The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Nổi bật

#LocalZine: Tiệm tạp hóa Việt Nam – gian hàng nhỏ đầy thân thương

Mi Nguyen
10/04/2021
#LocalZine: Tiệm tạp hóa Việt Nam – gian hàng nhỏ đầy thân thương
#LocalZine là tập hợp những câu chuyện và trải nghiệm về đời sống, văn hóa Việt

“Chạy ra đầu hẻm mua cho mẹ chai nước tương đi.”, “Nhà hết gạo rồi, chiều nay ghé tiệm bà Ba mua đỡ 5 kí nghen.”,… Chỉ cần nghe những lời này, tự nhiên người nghe sẽ biết chạy ra đầu hẻm chỗ nào để mua nước tương, cũng biết bà Ba là bà nào để chiều về ghé mua gạo.

Người Việt Nam có lẽ không ai không biết đến những cửa hàng tạp hóa. Tiệm tạp hóa (hay chạp phô – theo cách gọi xưa, đọc theo âm Quảng Đông của “tạp hóa”) là những cửa hàng nhỏ, phỏng theo mô hình cửa hàng bách hóa, bày bán các loại hàng hóa khác nhau, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân một trong một khu vực dân cư nhất định. Ra tiệm tạp hóa mua được đủ thứ, từ lụn vụn như cây kim, cọng chỉ, tương chao, hành ngò, đến những mặt hàng “cao cấp” và đắt tiền hơn hẳn như vải vóc, sữa bột, kẹo bánh ngoại nhập.

Ở Việt Nam, tiệm tạp hóa hiện diện khắp mọi nơi. Trung bình mỗi con hẻm, mỗi khu dân cư đều có ít nhất một cửa hàng be bé – “tụ điểm” mua sắm quen thuộc của mọi nhà. Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,5 triệu cửa hàng tạp hóa, 9000 chợ truyền thống. Doanh thu từ kênh bán lẻ trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm, chiếm 75% thị phần. Hiện tại, mặc dù tiệm tạp hóa có vẻ đang mất dần thế thượng phong vì hệ thống siêu thị mini, chuỗi cửa hàng bán lẻ của các tập đoàn trong và ngoài nước đang xuất hiện khá nhiều, nhưng có 9/10 người (92%) cho biết vẫn thích mua nhu yếu phẩm tại chợ và tiệm tạp hóa hơn. Kênh bán lẻ truyền thống này vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam (theo Kantar WorldPanel).

Vì đâu mà tiệm tạp hóa Việt Nam vẫn “sống khỏe” trước làn sóng hiện đại hóa?

Tính tiện lợi

Siêu thị to có máy lạnh “xài ké” thoải mái, hàng hóa phong phú, giá cả niêm yết rõ ràng, thế nhưng siêu thị vẫn chịu thua tiệm tạp hóa ở khoản… gửi xe. Tiệm có rất nhiều trong các khu dân cư, người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận để mua hàng. Ở nhà hết đồ lặt vặt, đi bộ mấy bước ra đầu hẻm là có. Trên đường đi làm về, dừng lại trước tiệm tạp hóa (thậm chí không cần tắt máy gạt chống xe) là mua được ít đồ ăn cho bữa chiều. Không phải gửi xe, không mất tiền gửi, đặc biệt không sợ tốn thời gian la cà ngắm đồ cả tiếng cuối cùng lại chẳng mua được thứ định mua như khi đi siêu thị.

Một ưu điểm của tiệm tạp hóa so với siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ nữa, đó là khách hàng có thể ghi sổ. Do khách mua chủ yếu là người dân xung quanh, ai cũng quen mặt nhau, nên chuyện cuối tháng trả một lượt là chuyện “thường ngày ở huyện”.

Hơn nữa, ra tiệm tạp hóa mua đồ không bao giờ có chuyện nhận cái kéo hay gói đường thay cho tiền lẻ thối lại.

Dịch vụ tốt

Đi siêu thị phải tự đẩy xe, tự xách giỏ đồ, tự đi tìm hàng, rồi tự mang ra thu ngân tính tiền. Trong khi đó, ghé tiệm tạp hóa gần nhà, chỉ cần “Bà Ba ơi chiều nay con nấu canh chua.” là sẽ được bà Ba trao tận tay đầy đủ nguyên liệu cho nồi canh chua định nấu. “Thần kỳ” hơn nữa, bà Ba còn giúp khách hàng lựa chọn hàng hóa phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn có thể không biết khóm để ăn và khóm để kho cá có gì khác nhau, nhưng bà Ba thì biết đấy.

Sự thân quen

Văn hóa làng xã và tính kết nối cộng đồng cao là một trong những nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam. Nói cách khác, dân Việt Nam thích đi “hóng chuyện”. Thêm vào đó, theo số liệu thống kê thì ngoài việc giải quyết nhu cầu bổ sung nhu yếu phẩm, người Việt Nam còn đi mua sắm với mục đích giải trí. Mà còn chỗ nào để “hóng” tốt hơn tiệm tạp hóa đầu đường, nơi người bán quen mặt hết mọi nhà trong khu?

Yếu tố thân quen là một trong những thứ “níu chân” người tiêu dùng Việt Nam ở lại với tiệm tạp hóa. Mua hàng để ủng hộ chú Tư, hay để lát ra ngoải mua sẵn hỏi coi hồi trưa vụ gì rần rần ngoài đường, đều là những lý do tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại rất có ý nghĩa với đời sống tinh thần người Việt. Đó là chưa kể đến sự đa dạng và phong phú của những mặt hàng trong tiệm tạp hóa. Mỗi một cửa hàng be bé cũng là sở hữu của từng gia đình, nên mặc dù tên chung là “tạp hóa” nhưng sẽ chẳng có tiệm nào giống tiệm nào. Một nhà 4 người có khi mỗi người sẽ có một “địa chỉ mua sắm” yêu thích riêng. Mẹ sẽ hay mua dầu gội của tiệm chị Tư, vì tiệm khác không thấy có hiệu đó. Ba hay mua thuốc lá ngoài bà Sáu, vì chỉ cần mỗi lần dừng xe chưa kịp lên tiếng là bà Sáu đã đưa ra đúng loại ba hay hút. Còn lại hai đứa con nít trong nhà thích chạy ra ông Năm mua kẹo vì chỉ có ông Năm mới biết tụi nó thích ăn cái gì.

Ra siêu thị tự nhiên kêu “Chị lấy giùm em cái chai sữa rửa mặt hôm bữa đi chị.” thì chắc… hơi kỳ.

Chi phí thấp

Các tiệm tạp hóa thường sử dụng mặt bằng của gia đình, chủ tiệm cũng là người bán hàng, ít chịu sức ép từ tiền mặt bằng và chi phí thuê mướn nhân viên, nên có thể đưa ra mức giá tốt hơn cho người mua. Ngoài ra, mặc dù không chạy ưu đãi hay khuyến mãi như trong siêu thị, thế nhưng mua hàng ngoài tiệm tạp hóa lâu lâu vẫn được “bớt chút đỉnh”, mua bó rau tặng mớ hành, mua mấy miếng gà cho luôn bịch sả ớt về xào cho ngon.

“… 52 ngàn tất cả, mà thôi tao lấy chẵn mày năm chục.” – câu nói làm ấm lòng biết bao thế hệ người Việt Nam

Tiệm tạp hóa mềm dẻo, linh hoạt, đặc biệt còn mang lại giá trị tinh thần rất lớn với người mua hàng, điều mà siêu thị và các chuỗi bán lẻ khó có thể đáp ứng được. Ngay cả ở nước ngoài, khi mà Metro, Carrefour hay Auchan, 7-11… phát triển khá hoàn thiện thì vẫn còn rất nhiều các chủ cửa hàng nhỏ sở hữu tư nhân tại các khu phố, trạm cao tốc, khu dân cư… Tiệm tạp hóa bây giờ cũng không còn giới hạn ở quy mô buôn bán nhỏ lẻ nữa mà đã được “nâng cấp” làm đầu mối sỉ hoặc đại lý cung cấp của những nhà sản xuất lớn, kéo theo là nhu cầu quản lý bán hàng, kho vận… không khác gì những doanh nghiệp bán lẻ hiện đại cả. “Trăm người bán, vạn người mua.” Dù có bao nhiêu siêu thị hiện đại thì tiệm tạp hóa vẫn có thể sống khỏe với những lợi thế và giá trị rất riêng của mình, vì chỉ có đi ra tiệm mua đồ mới nghe được câu:

“Lâu lâu nhớ ghé mua ủng hộ tui à nghen!”

Tags: LocalZine
Bài cũ hơn

Bố Già tái xuất cuối năm nay

Bài tiếp theo

Biến mất ác ý – Nạn nhân chính là những người bị bỏ lại

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
Biến mất ác ý – Nạn nhân chính là những người bị bỏ lại

Biến mất ác ý – Nạn nhân chính là những người bị bỏ lại

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
10 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc từ bỏ một mối quan hệ

Thế nào là những "mối quan hệ không ràng buộc"?

03/10/2022
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

Vượt qua khó khăn đại dịch cùng Bitis UCare

03/10/2022

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023
Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

22/01/2023

Bài viết gần đây

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap relationship rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3 08/03/2023
  • Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò 08/03/2023
  • Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023 22/01/2023
  • Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love” 22/01/2023
  • Xuân Quý Mão, cùng Netflix phá đảo làng phim 22/01/2023

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A