Trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence – EI) / (emotional intelligence quotient – EQ): được hiểu là khả năng cảm nhận và phản ứng lại một cách đúng đắn/ giải quyết vấn đề. Bên cạnh IQ, kỹ năng chuyên môn thì trí tuệ cảm xúc đang dần trở nên quan trọng. Và dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trí tuệ cảm xúc thấp của một người:
1.Không hiểu lời từ chối khéo léo của người khác và không hiểu được ý nghĩa đằng sau lời nói của người khác
Để không làm tổn thương cảm xúc của nhau, khi từ chối, họ thường chọn những cách diễn đạt uyển chuyển như “Tôi sẽ nghĩ lại”, “Lần sau”, “Để hôm khác”, “Tùy tình hình”. Không ép buộc thêm người khác làm bất cứ điều gì khó khăn vào những lúc như vậy nếu không muốn bị cho là người có trí tuệ cảm xúc thấp.
2.Luôn cố gắng chứng tỏ hơn người khác bằng lời nói:
Không ai thích bị tra hỏi, phản đối, tấn công hoặc buộc phải thừa nhận sai lầm. Luôn cố gắng vượt trội hơn người khác bằng lời nói không những không phải là sự trao đổi ý tưởng thực sự, mà còn khiến các mối quan hệ ở nơi làm việc, các mối quan hệ thân mật trở nên cạn kiệt cảm xúc.
3.Năng lực cá nhân quan trọng hơn cái gọi là kết nối
Đối với sự phát triển cá nhân, khả năng là 1, các kết nối và những thứ khác là 0 sau số 1 này. Không có số 1 thì số 0 theo sau là vô nghĩa; Nếu bạn thật sự giỏi điều này có thể không sai. Tuy nhiên mọi người thường dễ lầm tưởng về điều đó và nó đi ngược với bản chất tương tác của xã hội là có đi có lại. Cách an toàn nhất để hòa nhập xã hội là tập trung trau dồi khả năng của bạn khi nguồn lực, khả năng và tầm ảnh hưởng của bản thân còn hạn chế, nhằm có được sự bình đẳng.
4.Quá ỷ lại vào cảm xúc của người khác, bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác đánh mất bản thân
Những người giao tiếp chưa trưởng thành thường thiếu chính kiến và phụ thuộc vào quan điểm của số đông khá nhiều. Đôi khi họ lý giải những cảm xúc tiêu cực bằng sự hung hăng và thù địch, đồng thời luôn sẵn sàng lao ra để bảo vệ và bác bỏ. Nhưng những người giao tiếp trưởng thành hiểu cảm xúc là sự thể hiện nhu cầu, vì vậy dù họ tức giận hay khó chịu, họ luôn có thể bày tỏ mà vẫn giữ sự bình tĩnh của mình.
5.Nói mà không suy nghĩ, không quan tâm đến cảm xúc của người khác
Mỗi người đều có khá nhiều vấn đề tế nhị, cá nhân và mức độ thân thiết để chia sẻ những điều đó cũng không giống nhau. Vậy nên đừng hỏi những điều người khác không muốn nói như tình trạng tài chính, bệnh tật, tình trạng cảm xúc, điểm số… Đôi khi những lời nói, những chỉ trích không để tâm đến cảm xúc sẽ làm chết đi động lực của người khác.
6.Không hiểu người khác muốn nói gì mà ngại hỏi
Giao tiếp khiến cho các mối quan hệ được phát triển, được chia sẻ và cũng như giải quyết hầu hết những hiểu lầm không đáng có. Vậy nên nếu ngay trong một cuộc trò chuyện, nếu ai đó chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm hay bất cứ điều gì mà có vấn đề khiến bạn không hiểu thì đừng ngại hỏi để mọi thứ rõ ràng hơn.
7.Luôn lựa chọn rút lui, từ bỏ và hạ thấp bản thân
Hãy chọn phong cách xã hội khiến mọi người cảm thấy thoải mái và dễ chấp nhận mà không đi ngược lại suy nghĩ thực sự của bạn hoặc hạ thấp bản thân để làm hài lòng người khác. Những mối quan hệ xã hội đi ngược lại trái tim mình vì người khác thường khó duy trì và không làm bạn vui vẻ, khiến bạn cũng dần mất hứng thú giao tiếp hơn.