The Millennials Life
No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals
No Result
View All Result
The Millennials Life
No Result
View All Result
Home Nổi bật

#Nghĩ: Vì sao chúng ta trì hoãn và né tránh những việc nên làm?

Mi Nguyen
20/04/2021
#Nghĩ: Vì sao chúng ta trì hoãn và né tránh những việc nên làm?
#Nghĩ là series về những vấn đề, hiện tượng cần được quan tâm trong xã hội từ trước đến nay.

Bạn đang có một bản kế hoạch cực quan trọng cần phải hoàn thành. Bạn ngồi vào bàn, mở máy lên, và bắt tay vào làm tất-cả-những-thứ-khác-ngoài-bản-kế-hoạch-kia. Bạn sẵn sàng làm những việc nhỏ nhặt và ít quan trọng hơn. Bạn “nghỉ giải lao” 3 tiếng đồng hồ. Bạn ngồi lướt Facebook, cảm thấy tội lỗi, thoát Facebook, rồi mở tab khác và gõ chữ F lên thanh địa chỉ theo bản năng.

Nếu bạn vẽ biểu đồ quá trình trì hoãn của chính mình thì nó sẽ trông như thế này:

Bar chart of the intensity of both good and bad feelings while writing this article

Cột màu đỏ biểu thị cho những cảm xúc tiêu cực đến từ việc tập trung làm việc một cách hiệu quả. Những tiêu cực kiểu như thiếu ngủ, tâm trí mệt mỏi, bị xao nhãng bởi những vấn đề cá nhân, không biết rằng liệu kết quả công việc có tốt không và mọi người sẽ thích hay ghét nó, vân vân và vân vân.

Cột màu xanh bao gồm tất cả những cảm xúc tích cực liên quan đến việc viết ra bản kế hoạch, ví dụ như sự thích thú vì được sáng tạo, nhẹ nhõm khi đã viết xong, hoặc niềm vui sướng giản đơn vì được làm việc,…

Bạn có thể thấy rằng, cột đỏ – tập hợp của những cảm xúc tiêu cực – cao hơn cột xanh – tập hợp của những cảm xúc tích cực. Vì vậy, bạn chẳng vội mà làm ngay. Bạn ngồi xem YouTube, rồi lướt Facebook, rồi lên giường “nằm nghỉ một tí”, và rồi tự hỏi bản thân “Mình làm sao thế nhỉ?”

Mặc dù biểu đồ phía trên xấu ói nhưng nó cũng phần nào lý giải được tại sao chúng ta thường không làm những thứ nên làm: đề nghị tăng lương, ngỏ lời với crush, gọi điện về cho mẹ,… Những cảm xúc tiêu cực lấn át những cảm xúc tích cực, vì thế chúng ta né tránh những điều khiến mình không thoải mái, ngay cả khi ta biết rõ hậu quả khi làm thế.

Khi nước đã sắp ngập qua đầu – khi nguy cơ thất bại đã rất gần kề, khi áp lực trở nên quá lớn, khi trạng thái không làm trở nên khó chịu hơn hẳn có làm – thì đó mới là ‘thời điểm’ thích hợp để bạn thực hiện công việc. 

“Đánh bại” trì hoãn

Có một số chiến thuật bạn có thể áp dụng để “đánh lừa” não mình làm chuyện nó không muốn làm.

Cách thứ nhất, tạo nên tình thế không thể tránh được. Nói cách khác, bạn cần một tình huống khiến việc không làm điều gì đó còn khó khăn hơn là làm. Ví dụ, nhiều người tạo động lực giảm cân bằng cách mua gói tập 15 triệu đồng tại phòng gym. Lúc này, nỗi sợ ‘phí tiền’ và ‘người khác đánh giá’ trở nên lớn hơn, lấn át những phiền phức và những cảm xúc tiêu cực mà bạn có khi phải tập thể dục.

Một số sinh viên cũng hay áp dụng cách này bằng cách lên thư viện hoặc có nhóm bạn để cùng học – một biện pháp ‘chống lười’ và kích thích học tập hơn so với lúc ở nhà hoặc học một mình.

Cách thứ hai, là chiến thuật Hãy làm gì đó – nếu bạn cần làm bất cứ điều gì, hãy cứ bắt đầu với phần đơn giản nhất của công việc đó. Chiến thuật dựa vào nguyên tắc hành động vừa là căn nguyên của động lực vừa là kết quả của động lực. Và một khi bạn làm một hành động nhỏ, đơn giản, bên trong bạn sẽ tạo đà, khiến cho những việc còn lại trở nên đơn giản hơn.

Trở lại với bản kế hoạch bên trên, bạn chỉ cần cố gắng mở file ra và viết câu đầu tiên vào. Bạn sẽ thấy việc viết tiếp 40 câu sau trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với lúc bạn chưa thật sự viết gì cả.

Marie V. - Procrastination - Illustrations
Photo: Marie V.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là biện pháp sơ cứu. Chúng có thể giúp bạn sống qua ngày, chứ không giúp bạn sống khỏe cả đời. Sự trì hoãn có tính lặp lại. Nếu bạn là một người trì hoãn thì bạn sẽ làm việc ấy ngày này qua ngày khác chứ không phải chỉ một ngày hay một giờ. Để giải quyết được vấn đề, chúng ta cần tìm đến căn nguyên của nó.

Gốc rễ của sự trì hoãn

Lấy ví dụ đi đổ rác nhé. Vì sao bạn lười đi đổ rác? Vì nó vừa dơ vừa bốc mùi. Vì việc cầm bịch rác đi ra ngoài có thể đối mặt với nguy cơ bị đổ giữa đường. Vì bạn thấy không muốn làm thế… Có rất nhiều lý do cho chuyện bạn không đi đổ rác.

Bar chart of feelings associated with taking out the garbage

Thường thì phải đến khi túi rác quá đầy không thể nhét thêm, hoặc cả cái nhà bốc mùi “ngọt ngào” thì bạn mới có đủ động lực để nhấc mông lên và đi đổ rác.

Bar chart of feelings associated with taking out the garbage when house feels like shit

Đổ rác là chuyện đơn giản và ít gây ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Thế còn những việc quan trọng và đôi khi là việc cá nhân mà ta trì hoãn thì sao? Xin việc mới. Chia tay bạn trai. Bắt đầu việc kinh doanh trên mạng. Viết luận án thạc sĩ. Nói với người nhà rằng bạn đang bị bệnh?

Bar chart of feelings associated with life-changing decision

Đây là những sự việc gây căng thẳng cảm xúc sâu sắc. Và vì thế, ta làm mọi cách để né tránh chúng, trì hoãn chúng mấy ngày, mấy tuần, mấy tháng hoặc thậm chí mấy năm liền, dù ta biết đó là những điều tốt nhất cho ta. Ta cảm thấy bế tắc.

Another bar chart showing feelings related to life-changing decision

Loại trì hoãn này – “Ô, một ngày nào đó tôi sẽ quay lại và hoàn tất văn bằng sau,” – cứ lặp đi lặp lại và hành hạ ta, nhưng hai cột xanh đỏ lại không bao giờ cân bằng để ta có thể thực sự bắt tay vào làm việc. 

Đây là do việc đằng sau sự trì hoãn kinh tồi tệ nhất của ta là nỗi sợ thâm sâu không chịu rời đi. Có thể là sợ thất bại. Có thể là sợ thành công. Có thể là sợ bị tổn thương. Hoặc có thể là sợ tổn thương người khác. 

Nhưng luôn có một nỗi sợ đằng sau loại trì hoãn này. Nếu nguồn gốc không phải là sự khó chịu lặt vặt, nếu nó khiến bạn suy kiệt và hủy hoại cuộc sống và khiến bạn bạc cả tóc, thì sự trì hoãn luôn bắt nguồn từ một nỗi sợ nào đó. 

Những nỗi sợ này từ đâu mà ra?

Định luật Né tránh

Đây không thật sự là một định luật. Nó chỉ được đúc kết từ những quy tắc tâm lý học xã hội.

Một thứ càng đe dọa đến danh tính của bạn, bạn sẽ càng né tránh nó.

Có nghĩa là một thứ càng đe dọa đến cách bạn nhìn nhận bản thân, cách bạn tin vào bản thân, bạn sẽ càng trì hoãn việc bắt tay vào làm nó.

Why Do I Procrastinate? Productivity Solutions for People With ADHD

‘Định luật’ này có thể áp dụng với cả những điều tốt lẫn xấu trong cuộc sống. Làm ra được một triệu đô la có thể đe dọa danh tính của bạn cũng nhiều như việc mất toàn bộ tiền. Trở thành ngôi sao nhạc rock có thể đe dọa danh tính của bạn cũng nhiều như việc mất đi công việc.

Đó là lý do người ta lại sợ thành công – cùng một lý do với sợ thất bại – nó đe dọa con người họ và những gì họ biết ở hiện tại. 

Bạn né tránh nói chuyện với đối tác về việc phiêu lưu hơn khi lên giường vì điều đó sẽ đe dọa danh tính một người phụ nữ công dung ngôn hạnh. Bạn né tránh nói với một người bạn rằng bạn không muốn gặp họ nữa vì điều đó sẽ mâu thuẫn với danh tính một con người tốt tính, vị tha của bạn. 

Đó là những quyết định tốt, quan trọng mà ta luôn bỏ qua vì chúng đe dọa cách ta nhìn nhận và cảm nhận về bản thân. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng là thật. 

Có thể bạn từng biết đến một ai đó – một họa sĩ, một người chuyên viết lách, một người làm nghề thủ công,… – luôn nói về việc sẽ trở nên ‘chuyên nghiệp’ và bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của mình. Họ nói về điều đó hàng năm trời. Họ tiết kiệm tiền. Họ thậm chí còn tạo một số website và đăng các sản phẩm / sáng tác của mình. 

Nhưng họ không bao giờ bắt đầu. Luôn có vài lý do. Độ phân giải của các tác phẩm không đủ tốt. Hoặc họ vừa vẽ một bức đẹp hơn. Hoặc họ không thể sắp xếp để dành đầy đủ thời gian cho việc này. Mấy năm trôi qua và họ không bao giờ thực hiện được.

Tại sao? Vì dù luôn mơ ước, việc trở thành một nghệ sĩ đe dọa danh tính hiện tại – một người không phải nghệ sĩ, và chưa bị tổn thương.

Procrastination Isn't a Time Management Problem, It's an Emotional Problem

Một ví dụ khác. Một anh chàng / cô nàng rất thích tiệc tùng, luôn theo đuổi các cô gái / chàng trai khác. Thế nhưng, đã đến lúc họ muốn từ bỏ, vì họ nhận ra lối sống đó chỉ đem lại sự cô đơn và thật sự không lành mạnh.

Thế nhưng, họ không bao giờ từ bỏ. Hàng năm trời vẫn tiếp tục như vậy, hết đêm này qua đêm khác, hết chai này rồi lại chai khác. Luôn có những cái cớ. Luôn có những lý do khiến họ không sống khác đi được. Lý do vì điều đó đe dọa danh tính con-người-tiệc-tùng trong hiện tại của họ.

Susann Hoffmann — Reaching a whole new level of procrastination –...
Photo: Susan Hoffman

Từ bỏ cũng tương đương với việc rạch bụng tự sát theo kiểu tâm lý học. Ta luôn có một hệ niềm tin về con người của chúng ta. Thường thì ta bảo vệ những niềm tin này. Vậy nên nếu bạn tin bạn là một người đàn ông tử tế, bạn sẽ tránh những tình huống có thể mâu thuẫn với niềm tin đó. Nếu bạn tin bạn nấu ăn ngon, bạn sẽ hết lần này đến lần khác tìm kiếm những cơ hội để chứng tỏ bản thân. 

Thường thì, điều khó làm nhất trong cuộc sống đều là những việc khiến ta gặp trở ngại tâm lý cực kỳ lớn. Dù là dành thời gian để học và cải thiện điểm số, hay chuyển đi khỏi quê nhà, hay ngậm miệng lại và viết về ý tưởng mà bạn vẫn luôn nói với người khác, ta né tránh những điều này vì theo một cách nào đó chúng mâu thuẫn với những niềm tin về bản thân mà ta có.

Đứa trẻ không chịu học hành vì cô bé tin rằng mình là một đứa nổi loạn và cô độc. Chàng trai không rời khỏi quê nhà vì anh ta thầm tin rằng mình không đủ giỏi để thành công ở nơi khác. Người phụ nữ không bao giờ ngồi xuống viết sách vì trớ trêu thay, khả năng thất bại đe dọa niềm tin rằng cô ấy thông minh và có khả năng làm bất cứ thứ gì.

Niềm tin luôn được ưu tiên. Cho đến khi ta thay đổi cách ta nhìn nhận bản thân, thay đổi những gì ta tin và không tin ở bản thân, ta không thể chấp nhận những quyết định và hành vi mà ta dành quá nhiều thời gian để né tránh.

Giải pháp? ‘Tự sát’ về mặt tâm lý

Phật giáo nhấn mạnh việc từ bỏ quan niệm “chúng ta thật sự tồn tại”.

Điều đó có nghĩa là, xét trên phương diện tâm lý học, quan niệm “bạn” là ai được xây dựng xuyên suốt cuộc đời với rất nhiều những điều ngẫu nhiên. Phật giáo cho rằng điều này thật ra đang đánh lừa bạn và tốt nhất bạn nên từ bỏ nó. 

Nghe có vẻ khó tin, nhưng điều này đem lại một số lợi ích tâm lý. Khi ta từ bỏ những điều ta nói về bản thân, với bản thân, ta giải thoát bản thân để thật sự hành động (và thất bại) và trưởng thành. 

The Reason We Procrastinate and How to Stop – AYESCO NIGERIA

Khi một nhân viên giám định bảo hiểm thừa nhận, “Có lẽ ước mơ và công việc của mình không có gì độc đáo hay đặc biệt cả,” thì anh ta sẽ thoải mái thực hiện những điều mình ấp ủ và xem chuyện gì sẽ xảy đến. 

Khi cậu học sinh thừa nhận với bản thân, “Có lẽ mình không phải kẻ nổi loạn, có lẽ chỉ là mình đang sợ hãi,” thì cậu ấy sẽ lại thoải mái đặt ra tham vọng. Cậu ấy không còn lý do để cảm thấy bị đe dọa nữa. 

Bạn và vấn đề của bạn hầu như chẳng có gì đặc biệt cả. Giải pháp ở đây, là nên cắt nghĩa lại bản thân theo một cách bình thường và phóng khoáng. Chọn cách nhìn nhận bản thân không phải là một ngôi sao đang lên hay thiên tài sắp nổi. Chọn cách nhìn nhận bản thân không phải một nạn nhân đáng thương hay một sự thất bại tồi tệ.

Thay vào đó, hãy nhìn nhận bản thân là những điều đơn giản: một học sinh, một người yêu, một người bạn, một người sáng tạo. Điều này thường có nghĩa là từ bỏ một số quan niệm lớn lao và tốt đẹp về bản thân: rằng bạn thông minh xuất chúng, hoặc có tài đặc biệt, hoặc có sức quyến rũ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn mà người khác không thể tưởng tượng được. 

Ta thích nói với bản thân những điều này. Chúng khiến ta cảm thấy vui. Nhưng chúng cũng kìm chân ta lại. Cắt nghĩa bản thân theo cách đơn giản và tầm thường nhất có thể. Vì bạn chọn danh tính càng hẹp và hiếm, thì bạn càng dễ bị những thứ khác đe dọa. Và đe dọa sẽ dẫn đến né tránh, sợ hãi, và trì hoãn những việc quan trọng.

Nguồn: Mark Manson

Xem thêm:
#Nghĩ: Quy luật Cunningham và lý do chúng ta thích “sửa lưng” người khác
#Nghĩ: Những “Ông Tơ bà Nguyệt” online đã ra đời và phát triển như thế nào?
#Nghĩ: Người thông minh có phải người thành công?
#Nghĩ: White Knight Syndrome – Khi “hiệp sĩ trắng” bước ra từ văn thơ lại không như bạn nghĩ

Tags: Nghĩ
Bài cũ hơn

Hotel Transylvania 4 – Phần cuối cùng trong loạt phim về quái vật của Sony

Bài tiếp theo

#Thoáng: Não bảo chạy nhưng chân vẫn đứng im – chuyện gì đã xảy ra với người bị tấn công tình dục?

Mi Nguyen

Mi Nguyen

Bài tiếp theo
#Thoáng: Não bảo chạy nhưng chân vẫn đứng im – chuyện gì đã xảy ra với người bị tấn công tình dục?

#Thoáng: Não bảo chạy nhưng chân vẫn đứng im - chuyện gì đã xảy ra với người bị tấn công tình dục?

Thảo luận về bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Bức tranh toàn cảnh về ngành thời trang 9 tháng đầu năm 2020

#LocalZine: Giữa tuần kể chuyện bánh Trung thu xưa và nay

10/04/2021
10 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc từ bỏ một mối quan hệ

Thế nào là những "mối quan hệ không ràng buộc"?

03/10/2022
“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

“No mắt” với những mẫu hộp bánh Trung thu nhìn thôi đã thấy ngon

23/04/2021

Vượt qua khó khăn đại dịch cùng Bitis UCare

03/10/2022

GIẢI CỨU LOÀI HỔ VỚI BST ‘RARE STRIPES’ CỦA KENZO

0

GẶP MOONLIN – NỮ HOÀNG STREETWEAR Ở TUỔI 90

0

Sự cô độc phía sau cuộc đời những thiên tài

0

Những điều nhỏ xíu thắp sáng việc đi làm của bạn.

0
Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023
Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love”

22/01/2023

Bài viết gần đây

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3

08/03/2023
Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò

08/03/2023
Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023

22/01/2023

Về Themillennials.life

Not simply a magazine

Theo dõi chúng tôi

Tags

#Lantoanangluongtichcuc #Lantoatichcuc #LoveHeals 5 Phút Phim Ảnh 24h Đi Bóc Rượu Chanel Chủ Đề Tháng 3 Chủ Đề Tháng 12 Covid-19 cà phê Digikigai Dior Disney DisneyPlus Good9 Họ Nói Là JobHopin Khung Hình Kể Chuyện Không Quạu local brand LocalZine Loship Louis Vuitton Làm Gì Vui lối sống bền vững Marvel Netflix Nghĩ Người Lớn Đi Làm rap relationship rượu style Sài Gòn Sài Gòn xưa Thoáng Tinder Tìm Nguồn Lẫn Gốc Việt Nam Vlog Click We Warrior Work Hours Love zero waste đồng hồ

Bài viết gần đây

  • Hội chị đại Châu Á truyền cảm hứng phụ nữ đấu tranh vì công bằng trên màn ảnh Netflix dịp 8/3 08/03/2023
  • Thanh Thanh Huyền bật mí bí quyết yêu thương bản thân khi hẹn hò 08/03/2023
  • Cùng Tinder khai sáng vận may hẹn hò của 12 con giáp trong năm 2023 22/01/2023
  • Netflix công bố ngày phát hành và những hình ảnh đầu tiên của “A Tourist’s Guide to Love” 22/01/2023
  • Xuân Quý Mão, cùng Netflix phá đảo làng phim 22/01/2023

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A

No Result
View All Result
  • Home
  • Shopping
    • Brands
    • News
  • Entertainment
    • Cine
    • Music
    • Book
  • Explore
    • Foods & Drinks
    • Stay
    • Destination Review
  • Lifestyle
  • Love Heals

© 2020 The Millennials Life - Not simply a magazine
Bóng đá VN | World Cup 2022 | Ngoại Hạng Anh | Serie A