Hầu hết tất cả chúng ta đều có một khoảnh khắc nào đấy không bao giờ muốn nhắc lại. Đó có thể là một kỷ niệm không mấy vui vẻ ngày còn đi học, cũng có thể là khi ta phạm phải lỗi lầm khó có thể bỏ qua. Khi quá khứ đột nhiên quay lại, ta lập tức nghĩ rằng: “Tại sao khi đấy mình lại…”, và vô vàn những điều tiêu cực khác để tự trách bản thân.
Tuy rằng chỉ là nhớ lại trong chốc lát, nhưng những lời nói chê trách chính mình, những lời “giá mà” vẫn có thể ở lại mãi và khiến chúng ta day dứt không thôi. Vào những thời điểm đó, ta cần học cách tha thứ cho chính mình.
1. Không để lỗi lầm định nghĩa con người bạn
Nếu bạn đang liên tục trách cứ bản thân bởi một lỗi lầm trong quá khứ, hãy hiểu rằng sự dằn vặt này sẽ không giúp giải quyết vấn đề. Theo John Delony, chuyên gia tâm lý về sức khỏe tinh thần: “Bộ não sẽ luôn làm nhắc nhở rằng bạn có đủ khả năng để làm tổn thương ai đấy, nhờ đó, ta sẽ hạn chế tối đa việc lặp lại điều này bởi cảm giác khó chịu.”
Để chấm dứt vòng lặp đó, hãy nhớ rằng ít nhất bạn đã học được điều gì đấy từ sai lầm của mình. Bên cạnh đó, những việc đã xảy ra trong quá khứ là không đủ để định nghĩa được con người bạn bây giờ.
2. Viết lại suy nghĩ
Một trong những việc nên làm để hiểu rõ bản thân hơn chính là ghi lại cảm xúc của bản thân. Ví dụ, khi bạn chuyển hoá suy nghĩ “Mình đã nói dối, có thể mọi người sẽ không tin tưởng mình nữa” thành những dòng chữ, bạn sẽ có thêm không gian để tự vấn rằng: liệu thực tế có phải như vậy không? Việc này mới diễn ra một lần nên có thể sửa chữa không, đồng thời theo dõi xem liệu mình có lặp lại lỗi sai đó thêm lần nữa. Nếu đáp án là “không”. Vậy thì có lẽ bạn chỉ đang suy nghĩ quá nhiều về quá khứ, và chưa tìm được cách tha thứ cho bản thân thôi.
3. Bày tỏ để nhận sự cảm thông
Nếu bạn làm điều gì đó tồi tệ đến mức không thể tha thứ cho chính mình, rất có thể là vì hành động đấy đã gây ra những tác động tiêu cực với người khác. Một trong những bước giúp bạn có thể tha thứ cho bản thân chính là để các bên liên quan biết rằng bạn đã nhận sai lầm của bản thân. Theo Delony, “Cách duy nhất để cảm thấy khá hơn là hãy mở lòng và chia sẻ những về điều đã gây tổn thương cho bạn, cũng như những tổn thương bạn đã mang đến cho người khác. Nếu bạn là người sai, hãy thành thật về lỗi lầm của bản thân và cũng đừng đặt áp lực phải tha thứ lên người khác. Điều bạn cần làm là thể hiện thiện chí và cho đối phương thấy bạn thật lòng muốn khắc phục, xử lý vấn đề này.”
4. Chấp nhận mọi kết quả
Tha thứ cho bản thân đồng nghĩa với việc nhận biết rõ hậu quả mà bản thân sẽ phải đối mặt, đồng thời hiểu rõ dù mọi chuyện có diễn biến ra sao, những gì đã qua đều không thể kiềm chân bạn. Ví dụ, bạn có thể bị đuổi việc vì nói dối. Tuy nhiên cái kết liên quan đế sự sa thải này không thể hiện bạn là người sẽ nói dối cả đời. Trong hoàn cảnh này, hãy nghĩ đến khởi đầu mới và những bài học bạn đã có được như: “Đúng là mình đã thiếu thành thật, nhưng mình sẽ thay đổi.” Một khi bạn đã hình dung được bài học từ những sai lầm và rút kinh nghiệm trong tương lai, bạn sẽ bắt đầu học được cách tha thứ cho bản thân, đồng thời giảm bớt sự vướng bận với quá khứ.
Theo Real Simple
Có thể bạn quan tâm:
5 thay đổi nhỏ nhưng có võ để năm mới trở nên khoẻ mạnh hơn
#Nghĩ: Liệu có thể phá vỡ vòng lặp mang tên “nỗi sợ bị bỏ rơi”?
10 kiểu xin lỗi “thà người đừng nói”, vì nghe xong chỉ thêm đau đầu
Thảo luận về bài viết