Theo một số tài liệu lịch sử Ai Cập ghi nhận, thần dược “nàng tiên xanh” được sử dùng phổ biến trong y tế như một phương thuốc giảm đau và hạ sốt. Tính cho đến nay “thần dược” này đã có “tuổi thọ” hơn 3500 năm. Trong thời cổ đại, các thương nhân giữa Hy Lạp và Ai Cập đã vận chuyển thứ nguyên liệu kì diệu này đến Châu Âu, từ đó khai sinh ra một loại rượu với cái tên “Absinthites Oinos”. Thành phần chính của Absinthe gồm có nguyên liệu từ ngải tây. Trong thời kì La Mã cổ đại, đây được xem là phần thưởng vinh quang cho những kị binh dành chiến thắng.
Vào thế kỉ 18, công thức “nàng tiên xanh” mới thực sự xuất hiện và được sử dụng cho đến hiện tại. Bắt nguồn từ một vùng quê nhỏ ở Couvet Thuỵ Sĩ, bác sĩ Piere Ordinaire đã điều chế ra tinh dầu ngải tây. Sau đó, vị bác sĩ truyền lại bí ẩn về “thần dược” này cho Henriette Herniod, và cô liền bán nó như một loại “thuốc tiên”. Thiếu tá, Dubied sau khi mua lại công thức này đã thành lập nhà máy sản xuất “nàng tiên xanh” đầu tiên mang tên Dubbed Pere et Fils ở Couvet. Đến năm 1805, ông trở lại Pháp và xây dựng nhà máy thứ hai tại Pontarlier. Từ đó đến năm 1914, “nàng tiên xanh” Dubied luôn đứng đầu trong những thương hiệu Absinthe của Pháp.
Nước uống “thanh lọc” của quân đội Pháp
Vào năm 1840, một trăm nghìn binh sĩ lê dương của Pháp tiến vào Algeria, bắt đầu công cuộc chinh phục Bắc Phi. Do sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt đới, cái nóng đã khiến phần lớn binh lính Pháp thiệt mạng, hoặc bị cơn sốt rét hành hạ. “Nàng tiên xanh” đã được sử dụng như “thuốc tiên” đẩy lùi dịch bệnh. Sau khi kết thúc chiến tranh, binh sĩ Pháp đã truyền tai nhau về phương thuốc bí truyền này trong các quán rượu.
Đồ uống của giới thượng lưu
Trong thời kì hoàng kim nhất, những chai rượu Absinthe được coi là đồ uống “hoàng gia.” Chỉ có giai cấp thượng lưu và quân đội mới có đặc quyền thưởng thức. Thức uống này thường được dùng làm rượu Apéritif – hay rượu khai vị. Các bác sĩ tin rằng “nàng tiên xanh” có thể giúp họ kích thích cả khứu giác lẫn vị giác, làm nổi bật ẩm thực French Gourmet.
Từ thức uống của giới thượng lưu đến đồ uống quốc dân
Đến năm 1860, với sự nới lỏng của luật pháp và sự phát triển của các nhà máy Absinthe, đồ uống này đã len loi đến mọi tầng lớp người dân. Thời điểm đó, các chủ quán rượu tại Pháp đã sáng tạo ra thuật ngữ “L’Heure Verte” – giờ xanh hay còn gọi là giờ vàng Absinth.
Một tác giả trẻ người Pháp, Herni Balesta đã miêu tả thói quen của người dân Paris khi dùng nước “thanh lọc” theo chỉ định ngày ba liều: sáng, chiều, tối. Trong thời kì “Belle Époque French Society” của Pháp, rượu vang mất dần ưu thế do nho mất mùa quanh năm. Absinthe lên ngôi và trở thành một sản phẩm thay thế. Từ đó “nàng tiên xanh” được xem là một đồ uống “quốc dân”. Theo một số ghi chép, năm 1874, cả nước Pháp đã tiêu thụ khoảng 700 nghìn lít Absinthe; Cho đến năm 1910, con số này tăng tới 36 triệu lít rượu.
Cũng trong thời kì đó, Absinthe đã được vận chuyển đến khắp Châu Mĩ và dần trở thành thức uống được ưa chuộng trong nửa cuối những năm 1800.
Thức uống sáng tạo gắn liền với tác phẩm văn học và hội hoạ
Thế kỉ 19, “nàng tiên xanh” được coi là thần dược kích thích cảm hứng sáng tạo của giới nhà văn và nghệ sĩ.
Trong tiểu thuyết “For Whom the Bell Tolls”, nhà văn Hemingway đã nói về Absinthe: “Đục, đắng, tê, nóng, và ý tưởng tuôn trào. Absinthe khiến bộ nào con người bị “thối rữa.” Tôi không tin, nó là chất xúc tác, tạo ra những tác phẩm nhiệm màu”. Thậm chí chính ông đã tạo ra công thức “sáng tạo” với cái tên “Death in the afternoon” với sự pha trộn từ Absinthe và Champagne vào năm 1932.
Sự quyến rũ của Absinthe còn khiến nhà văn nổi tiếng người Irish, Oscar Wilde phải thốt ra: “Một ly Absinthe đầy thi vị. Nó đáng giá hơn bất cứ thứ gì trên thế giới. Liệu có điểm nào khác biệt giữa một ly Absinthe và vẻ đẹp một chiều hoàng hôn?”.
Absinthe không chỉ mang sự sáng tạo đến với các nhà văn, mà còn là cảm hứng nghệ thuật cho tác phẩm của danh hoạ Paoblo Picassso, hay những bức tranh của Vincent Van Gogh.
Thức uống “tội lỗi”
Năm 1905, tại một ngôi làng nhỏ ở Commugny, Thuỵ Sĩ, người đàn ông nghiện rượu Jean Lanfray trong cơn say đã dùng súng sát hại cả gia đình mình, và bị kết án do sử dụng 2 ly rượu Absinthe. Trên thực tế, trước khi xảy ra hành động mất kiểm soát bản thân, Lanfray sử dụng tổng cộng 7 ly rượu vang mạnh, 6 ly cognac, 1 ly cà phê pha rượu mạnh, 2 ly crème de menthes, và 2 ly Absinthe. Phiên toà kết tội danh giết người và anh chịu mức án 30 năm tù giam. Nhưng chỉ 3 ngày sau, Lanfray đã treo cổ tự tử trong tù. Vụ án đã gây ra một làn sóng dư luận mạnh mẽ trong công chúng từ Thuỵ Sĩ rồi lan ra toàn thế giới. Rượu “nàng tiên xanh” bắt đầu bị đồn thổi là: “nguyên nhân khiến con người bị điên loạn”, hay được gọi với cái tên thức uống “ác quỷ”, đồ uống “giết người”.
Dưới sự hậu thuẫn của các nhà sản xuất rượu trên toàn Châu Âu và công chúng, đến năm 1910, rượu Absinthe chính thức bị cấm tiêu thụ và sản xuất trên toàn Thuỵ Sĩ. Phong trào tẩy chay đã lan rộng ra toàn bộ Châu Âu, và cuối cùng 1915, thức uống “phép màu” này đã bị cấm tại Pháp – trung tâm văn hoá rượu Absinthe.
Sự trở lại của nàng tiên xanh
Nước uống của sự “sáng tạo” cũng biết mất từ đầu thế kỉ 20. Rượu Absinthe bị thay thế bởi “Patis” ở Pháp – loại rượu gần giống với rượu Ouzo của Hy Lạp, với nguyên liệu từ: hồi, một số thảo mộc, và không có ngải tây (thành phần chính trong rượu Absinthe). Tuy nhiên, ở Thuỵ sĩ, gia đình Clandestine đã bí mật điều chế “nàng tiên xanh” không màu hoặc màu trắng, còn gọi với cái tên “la Bleue”. “Nàng tiên xanh” ẩn mình dưới vỏ bọc “nàng bạch tuyết”, và chìm vào giấc ngủ dài gần một thế kỉ.
Mãi cho đến năm 1987, khi “Velvet Revolution” diễn ra ở Czechoslovakia – tiền thân của hai quốc gia Cộng Hoà Séc, và Slovakia ngày nay. Nhà chưng cất rượu người Séc Randomil Hill đã quyết định đưa “nàng tiên xanh” trở lại thời kì hoàng kim của nó. Từ đó nghi lễ “Bohemian Absinthe”được ra đời. Lan rộng sang Anh, và trở thành đồ uống không thể thiếu trong các quán bar và nightclub thời thượng.
“Sáng tạo”, “ác quỷ”, và “nổi loạn”
Rượu Absinthe thường gắn liền với hình ảnh “sáng tạo” trong thế kỉ 19, “ác quỷ” trong thế kỉ 20, và “nổi loạn” trong thế 21. Chính vì vậy, khi xuất hiện trên phim ảnh, thứ đồ uống có cồn này thường được dùng để khắc hoạ những tính cách nổi bật của nhân vật.
Trong bộ phim Moulin Rough, “nàng tiên xanh” được sử dụng như một sợi dây liên kết giữa Absinthe với sự sáng tạo nghệ thuật. Cùng lúc đó, trong bộ phim Total Eclip, nhân vật Arthur do nghệ sĩ dương cầm Leonardo Dicaprio thủ vai cũng đã phải thốt lên: “The poem is called Green Absinthe”.
Absinthe được gắn với hình tượng “ác quỷ” trong hai bộ phim nổi tiếng là Van Helsing và From Hell. Nhân vật Van Helsing trong bộ phim cùng tên trước cuộc đại chiến “một sống một còn” với ác quỷ Dracula đã gia tăng năng lượng bằng thứ rượu quý này, hay nhân vật thanh tra cảnh sát kì quái do Jonny Depp thủ vai trong bộ phim From Hell cũng đã sử dụng thứ “nước thần” này hằng đêm như một sợi dây liên kết giữa thực tại và thế giới tâm linh.
Ảnh: Heart
Nếu nói về hình tượng “nổi loạn” của Absinthe thì không có bộ phim nào khắc hoạ thành công hơn là Euro Trip, nơi “nàng tiên xanh” đã giúp các chàng trai Scotty, Copper, Jamie, Janny có được một đêm thật sự “đáng nhớ”.
Công thức thưởng thức Absinthe
Xu hướng thưởng thức Absinthe theo phong cách Bohemian bất ngờ được “bùng nổ” vào thế kỉ 20 tại cộng hoà Séc. Với người Séc, họ sẽ phải pha chế B55, một biến thể mạnh mẽ hơn của B52 với 6 bước vô cùng thú vị sau đây!
Bước 1: Đầu tiên đặt thìa trên cốc thuỷ tinh
Bước 2: Để đường cục trên thìa
Bước 3: Rót 2 oz rượu Absinthe (lên đường cục)
Bước 4: Đốt đường cục
Bước 5: Đổ nước nhỏ giọt lên cục đường
Bước 6: Sau đó khuấy đều và thưởng thức
B55 là một loại đồ uống biến thể từ B52 cho những ai muốn thưởng một shot “nhập cuộc” cực mạnh.
1/3 oz Kalua coffee Liqueur
1/3 oz Bailey’s Irish Cream
1/3 oz Absinthe
Trong vương quốc các loại rươu, Whisky được mệnh danh là vị vua quyền lực, thì Absinthe là nàng công chúa xinh đẹp được nhiều người mến mộ. Sau nhiều lần bị cấmAbsinthe đã quay trở lại và góp mặt trong danh sách những chai rượu mạnh có hương vị độc đáo nhất.
Thảo luận về bài viết